Diễn đàn Hải Dương học

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Hải Dương học

Giương buồm ra biển lớn !


    Khái quát về Hệ Mặt Trời

    banmaixanh
    banmaixanh

    ****-
    ****-


    Tổng số bài gửi : 47
    Danh dự : 0
    Join date : 29/05/2008

    Khái quát về Hệ Mặt Trời Empty Khái quát về Hệ Mặt Trời

    Bài gửi by banmaixanh Fri Jul 25, 2008 12:30 am

    Khái quát về Hệ Mặt Trời Panel6SolarSystem


    Hệ Mặt Trời hay Thái Dương hệ là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi hấp dẫn của Mặt Trời.

    Hệ Mặt Trời gồm 8 hành tinh chính quay xung quanh Mặt Trời, trong đó có 6 hành tinh đều có vệ tinh riêng của nó đó là: Trái Đất có 1 vệ tinh, Hỏa Tinh với 2 vệ tinh,Mộc Tinh với 16 vệ tinh, Thổ Tinh với 22 vệ tinh, Thiên Vương Tinh với 15 vệ tinh và Hải Vương Tinh với. Ngoài ra còn có một số các hành tinh lùn như Hải Vương Tinh, Ceres,Eris cùng một lượng lớn các tiểu hành tinh, sao chổi, bụi và plasma.

    Theo giả thuyết của Immanuel Kant cùng với lập luận của Pieer-Siman Laplace thì hệ Mặt Trời được hình thành cánh đây khoảng 5 tỉ năm từ một đám bụi Mặt Trời gồm các chất khí tạo thành mây và các hạt bụi, đám bụi mặt trời ban đầu giống như dạng hình cầu đường kính khoảng 100Au.Theo thời gian, một sự nhiễu loạn gây sóng xung kích vào không gian đám bụi, đám bụi bị nén lại, vật chất bị đẩy vào sâu bên trong đến khi lực hấp dẫn vượt quá áp suất khí bên trong thì sự sụp đổ bắt đầu.

    Trong quá trình sụp đổ, kích thước của nó giảm đi và monent động lượng được bảo toàn . Chuyển động quay làm cho đám bụi bắt đầu dẹt đi thành đĩa bụi Mặt trời.

    Đĩa bụi Mặt trời ngày càng trở nên đậm đặc hơn. Sự ma sát bên trong hệ nóng đến mức tạo ra các phản ứng nhiệt hạch. Các nguyên tố nhẹ hơn như hydro, heli thoát ra khỏi trung tâm và tràn ra phía ngoài của đĩa còn các nguyên tố nặng hơn tập trugn bên trong, hình thành bụi và đá ở trung tâm. Các nguyên tố nặng hơn kết thành khối tạo thành các tiểu hành tinh và tiền hành tinh. Ở vùng ngoài của tinh vân này, băng và các khí dễ bay hơi còn tồn tại vì vậy các hành tinh bên trong là đất đá còn các hành tinh bên ngoài có đủ khối lượng để giữ lại một lượng lớn các khí nhẹ như hydro và heli. Phải mất khoảng 100 triệu năm tiền mặt trời mới trở thành mặt trời và các tiền tiểu hành tinh, tiền hành tinh biến thành biến thành hành tinh.

    Cấu trúc hệ Mặt Trời gồm Mặt trời ở giữa kế đến là các hành tinh dạng rắn bao gồm Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh tiếp theo là vành đai tiểu hành tinh với hàng nghìn các tiểu hành tinh có kích thước khác nhau rồi đến các hành tinh dạng khí gồm Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh. Kế tiếp là vành đai Kuiper nằm ngoài quỹ đạo của Hải Vương tinh và cuối cùng là đám mây Oort.

      Hôm nay: Sun Sep 29, 2024 6:22 am