Diễn đàn Hải Dương học

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Hải Dương học

Giương buồm ra biển lớn !


+2
0521031
namthinh2007
6 posters

    Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn

    namthinh2007
    namthinh2007

    *****
    *****


    Tổng số bài gửi : 85
    Danh dự : 0
    Join date : 18/01/2008
    Age : 39

    Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn Empty Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn

    Bài gửi by namthinh2007 Sun Oct 05, 2008 3:23 pm


    Đây là bài tổng hợp của các bạn thuyết trình môn của thầy An: [You must be registered and logged in to see this link.]
    avatar
    0521031

    -----
    -----


    Tổng số bài gửi : 2
    Danh dự : 0
    Join date : 17/01/2008

    Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn Empty bo sung

    Bài gửi by 0521031 Tue Oct 07, 2008 7:59 pm

    Tóm tắt các file word- kinh tế biển
    1/.Băng cháy
    - Băng cháy có tên khoa học là Natural hydrate hoặc Gas Hydrate. Đó là một chất ở dạng rắn, hình thành từ khí thiên nhiên và nước, ở dưới điều kiện áp suất cao (trên 30 atm) và nhiệt độ thấp (dưới 0 độ C) Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm áp suất, băng cháy sẽ phân giải theo tỷ lệ: 1 m3 băng cháy cho ra 164 m3 khí methane và 0,8 m3 nước.
    - Nó hiện diện trên một vùng rộng lớn ở các cực của trái đất, trên sườn các lục địa ở độ sâu từ 600 đến 1.000 mét.Trữ lượng của băng cháy ở Canada được xem là nhiều nhất thế giới. Kế đến là Nga, Mỹ, Ấn Độ, Nhật, Trung Quốc và Việt Nam.
    - Băng cháy khi cháy mang lại năng lượng gấp 2-5 lần năng lượng của khí thiên nhiên, và còn là nhiên liệu sạch, không gây ô nhiễm môi trường.
    - Băng cháy giải phóng lượng methane là loại khí có khả năng gây hiệu ứng ấm lên gấp 10 lần CO2.
    2/. Năng lượng
    - Nhu cầu năng lượng thế giới có thể sẽ tăng khoảng 1,8% mỗi năm trong giai đoạn 2000 - 2030.Các nước đã phát triển, mức tăng trưởng về nhu cầu năng lượng giảm.Các nước đang phát triển nhu cầu này tăng mạnh, chiếm hơn một nửa nhu cầu sử dụng của thế giới vào năm 2030 (hiện nay chiếm 40%).
    - Trên thế giới gần 45% năng lượng sử dụng do dầu, 32% do than và 21% là khí.
    - Năng lượng biển là gì? Là nguồn năng lượng khai thác dựa trên các thuộc tính của biển. Gồm: Năng lượng sóng, Năng lượng sinh học, Năng lượng thủy nhiệt (grad nhiệt)- Khả năng ứng dụng loại năng lượng này khi có chênh lệch nhiệt độ 18-23o C của mặt biển và độ sâu 500-1000m, Năng lượng grad muối, Năng lượng dòng chảy,Năng lượng triều.
    3/. Tăng trưởng kinh tế:
    - Là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP-Gross National Product) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP-Gross Domestic Product) trong một thời gian nhất định (thường tính cho một năm).
    -GNP là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
    GNP = C + I + G + (X - M) + NR
    Trong đó: C = Chi phí tiêu dùng cá nhân; I = Tổng đầu tư cá nhân quốc nội ; G = Chi phí tiêu dùng của nhà nước ; X = Kim ngạch xuất khẩu ròng các hàng hóa và dịch vụ; M = Kim ngạch nhập khẩu ròng của hàng hóa và dịch vụ NR= Thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài (thu nhập ròng)
    - GDP là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù nó thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất định (thường là một năm).
    GDP = C + I + G + NX
    Trong đó:C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế. I là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu dùng của các nhà đầu tư. G là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền). Quan hệ của phần này đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khả dụng (có thể đem đi tiêu). NX là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản xuất) - nhập khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế khác sản xuất). GDP, như một chỉ số về kích cỡ của nền kinh tế, nhưng lại không chuẩn xác trong đánh giá mức sống.
    4/. Xử lí dầu tràn:
    Thu gom thủ công ( có phải đây là phương pháp chủ yếu?)
    Thu gom cơ khí
    Đốt cháy tự nhiên
    Dùng hóa chất để phân tán dầu
    5/. Ngành cung cấp nước là gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất.
    6/. Để đánh giá kinh tế biển ta phải xét đến 3 yếu tố: Tài nguyên + Vốn + Nhân lực
    7/.Kinh tế là gì? Là những hoạt động bất kì tạo ra lợi ích vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội, khai thác tất cả nhu cầu của con người. Con người al2 tài nguyên quý nhất. Con người muốn tồn tại thì phải có môi trường. Suy ra Giới hạn sự tăng trưởng phát triển chính là sự thải W.
    8/. Thuộc tính kinh tế biển: KH-KT + Sức mạnh Kinh tế + Tiềm lực quốc phòng +NGoại giao
    9/.Ở biển: 1m2 nuôi được 1 người
    Ở đất 1200m2 nuôi được 1 người
    10/.3 chức năng của đại dương: Cung cấp tài nguyên + Xử lí chất thải + Là giá đỡ cho các hoạt động, KT-XH, quân sự.
    11/. Để làm kinh tế có hiệu quả phải:
    + Điều tra nghiên cứu đầy đủ về vùng biển đó.
    + Tổ chức dịch vụ tốt
    + Nguồn lực tốt
    12/. Kinh tế biển khác kinh tế đất liền như thế nào?


    Mong các bạn bổ sung thêm dưới dạng trắc nghiệm để chúng ta có nhiều kiền thức làm bài hơn. :thank:
    avatar
    myanh

    -----
    -----


    Tổng số bài gửi : 26
    Danh dự : 0
    Join date : 16/01/2008

    Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn Empty Re: Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn

    Bài gửi by myanh Wed Oct 08, 2008 3:11 pm

    Mình nghĩ môn Kinh tế biển, trong file Thịnh đưa còn thiếu phần " Kinh tế dầu khí và nghề cá ở thềm lục địa: chọn dầu hay cá ?". Nếu bạn nào trong nhóm thuyết trình này , xin đưa bài lên diễn đàn giúp. Cám ơn .
    ca_voi_xanh_ti_hon
    ca_voi_xanh_ti_hon

    -----
    -----


    Tổng số bài gửi : 12
    Danh dự : 0
    Join date : 25/02/2008

    Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn Empty Re: Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn

    Bài gửi by ca_voi_xanh_ti_hon Sat Oct 11, 2008 9:17 am

    I. TIỀM NĂNG THỀM LỤC ĐỊA:
    Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 3 - 4 tỷ tấn quy dầu. Trước mắt đến năm năm 2010 khai thác dầu: 40- 45 triệu tấn/năm, khai thác khí đạt: 3 - 4 tỷ m3/năm.
    Bên cạnh dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khoảng 3 nghìn tỷ m3/năm. Trước mắt đến năm năm 2010 khai thác khí đạt 3 - 4 tỷ m3/năm. Ngoài dầu và khí, dưới đáy biển nước ta còn có nhiều khoáng sản quý như: thiếc, ti-tan, đi-ri-con, thạch anh, nhôm, sắt, măng-gan, đồng, kền và các loại đất hiếm. Muối ăn chứa trong nước biển bình quân 3.500gr/m2. Vùng ven biển nước ta cũng có nhiều loại khoáng sản có giá trị và tiềm năng phát triển kinh tế như: than, sắt, ti-tan, cát thuỷ tinh và các loại vật liệu xây dựng khác. Đã có 18 trường cát sạn vật liệu xây dựng tiêu biểu được phát hiện trong vùng biển 0- 30m nước Việt Nam với tổng tài nguyên dự báo khoảng 37.064 triệu m3; đáng chú ý là các trường cát sạn ở biển miền Trung.
    Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực, cá biển khoảng 670.000 tấn, chiếm 40% toàn bộ trữ lượng cá của vùng biển phía Nam. Khả năng khai thác cho phép đến 400.000 tấn/năm, nhưng hiện nay mới khai thác chưa vượt quá 1/2 mức tiềm năng ấy. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển. Động vật nổi trong vùng thềm lục địa đã phát hiện được gần 660 loài, trong đó ruột khoang 102 loài, giun tròn 6 loài, giun đốt 20 loài, chân khớp 398 loài, thân mềm 51 loài, hàm tơ 34 loài và ngành đầu sống 46 loài. Chân khớp đứng đầu chiếm khoảng 60-70 % tổng số loài. Động vật đáy ở thềm lục địa gần 6400 loài. Thân mềm khoảng 700 loài. Trong vùng ven bờ xác địng được 8 loài tôm, trong đó 5 loài là những đối tượng kinh tế quan trọng. Có khoảng 350 loài san hô thuộc bộ san hô cứng. Cá khoảng 2040 loài thuộc 717 giống, 198 họ, chủ yếu là các loài nhiệt đới, 1 số loài ôn đới. Cá nổi khoảng 260 loài, chiếm 13 % luôn sống ở tầng mặt. Cá tầng đáy khoảng 930 loài chiếm khoảng 45 % luôn sống ở tầng giữa và tầng đáy. Cá ở rạn san hô 340 loài chiếm 16,6 % luôn sống ở rạn san hô. Cá sống trong các thảm cỏ biển khoảng 318 loài. Cá có nguồn gốc khác nhau. Thành phần loài cá khai thác đa dạng, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3- 4 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 1,5- 1,8 triệu tấn/năm. Gồm những loài như cá Nục, cá Hố, cá Trám, cá Nhồng, cá Hồng… Nguồn lợi cá tiềm tàng tập trung vào các nhóm cá sống ở tầng mặt và tầng gần đáy. Cá sống ở vùng nước nông thềm lục địa thường có kích thước nhỏ, tuổi thọ thấp, trưởng thành sớm, khả năng tái sản xuất nguồn lợi cao, là những loài ít di cư xa, sống chủ yếu ở thềm lục đại.
    Đến nay đã xác định 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó 12 bãi cá phân bố ở vùng ven bờ và 3 bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi. Dọc ven biển có trên 37 vạn héc ta mặt nước các loại có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn - lợ, nhất là nuôi các loại đặc sản xuất khẩu như tôm, cua, rong câu… Riêng diện tích nuôi tôm nước lợ có tới 30 vạn ha. Ngoài ra còn hơn 50 vạn ha các eo vịnh nông và đầm phá ven bờ như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Phá Tam Giang, Vịnh Văn Phong… là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi cá và đặc sản biển. Với tiềm năng trên, trong tương lai có thể phát triển mạnh ngành nuôi, trồng hải sản ở biển và ven biển một cách toàn diện và hiện đại với sản lượng hàng chục vạn tấn/ năm. Vào năm 2004, VN là nước có sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản lớn thứ 10 thế giới, đạt tổng sản lượng 3.1 triệu tấn, tăng vượt bậc so với mức nửa triệu tấn hồi năm 1975 là thời điểm kết thúc chiến tranh. Lĩnh vực khai thác đóng góp 1,7 triệu tấn và vẫn đang tiếp tục tăng. Tỷ lệ tăng trưởng trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản của VN đặc biệt cao, đưa nước này trở thành quốc gia nuôi trồng thủy sản lớn nhất ĐNÁ và lớn thứ ba trên thế giới vào năm 2004 (chỉ đứng sau Ấn Độ và TQ), đạt 1.1 triệu tấn. Ngành nuôi trồng thuỷ sản VN được coi là tiến bộ nhanh nhất, bất chấp sự khởi đầu muộn và hiện chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng thủy sản của cả nước.
    Tính bình quân cứ 100 km2 đất liền nước ta có 1 km bờ biển, cao gấp sáu lần chỉ số trung bình của thế giới, đồng thời bờ biển lại mở ra cả ba hướng đông, nam và tây nam, rất thuận lợi cho việc đi ra mọi nẻo đường đại dương. Dọc theo bờ biển nước ta có hơn 100 địa điểm có thể xây dựng hải cảng, trong đó một số nơi có thể xây dựng cảng nước sâu, quy mô tương đối lớn (kể cả cảng trung chuyển quốc tế) như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Nghi Sơn, Hòn La - Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải... Riêng khu vực từ Vũng Tàu đến Hà Tiên do biển nông, nhiều sình lầy nên ít có khả năng xây dựng cảng biển lớn, nhưng vẫn có thể xây dựng cảng quy mô vừa ở Hòn Chông, Phú Quốc hoặc cảng sông Cần Thơ. Khả năng phát triển cảng và vận tải biển là yếu tố trội cơ bản, là nguồn lực rất quan trọng để phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Tài nguyên du lịch biển cũng là một ưu thế đặc biệt, mở ra triển vọng khai thác tổng hợp để phát triển mạnh. Dọc bờ biển Việt Nam có hàng trăm bãi tắm, trong đó có những bãi tắm có chiều dài lên đến 15- 18km và nhiều bãi tắm có chiều dài 1-2km đủ điều kiện thuận lợi khai thác phát triển du lịch biển. Các bãi biển của nước ta phân bố trải đều từ Bắc vào Nam. Từ Móng Cái đến Hà Tiên có hàng loạt các bãi tắm đẹp như Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cửa Tùng, Lăng Cô, Mỹ Khê, Đại Lãnh, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né, Vũng Tàu, Hà Tiên… Một số địa danh du lịch biển của Việt Nam đã được biết đến trên phạm vi toàn cầu như Vịnh Hạ Long- hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, đang nằm trong danh sách đề cử kỳ quan thiên nhiên của thế giới, Vịnh Nha Trang được coi là một trong những vịnh đẹp nhất hành tinh, bãi biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Tiềm năng du lịch biển của nước ta không thua kém bất kỳ một quốc gia nào trong khu vực.
    Chúng ta không chỉ có bờ biển dài mà còn có hệ thống đảo và quần đảo phong phú, trải dài từ vùng biển Quảng Ninh đến Kiên Giang. Theo thống kê, ven bờ nước ta có 2.773 đảo lớn, nhỏ các loại với tổng diện tích vào khoảng 1.700 km2. Trong đó có 24 đảo có diện tích tương đối lớn (trên 10 km2), 82 đảo có diện tích lớn hơn 1 km2 và khoảng 1.400 đảo chưa có tên. Đặc biệt có ba đảo có diện tích trên 100 km2 là Phú Quốc, Cái Bầu và Cát Bà. Bên cạnh đó, các tỉnh ven biển nước ta còn có nhiều thế mạnh khác trong đất liền như các di tích, danh lam thắng cảnh, các làng nghề truyền thống, các lễ hội. Hiện nay Việt Nam có đến 6/7 di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới được UNESCO công nhận đều nằm ở các tỉnh ven biển (Quảng Ninh, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình) nên sẽ là điều kiện thuận lợi để du lịch biển phát triển mạnh hơn. Hệ thống cảng biển của nước ta hiện nay đủ tiêu chuẩn để đón các tàu khách quốc tế cỡ lớn.
    ca_voi_xanh_ti_hon
    ca_voi_xanh_ti_hon

    -----
    -----


    Tổng số bài gửi : 12
    Danh dự : 0
    Join date : 25/02/2008

    Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn Empty Re: Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn

    Bài gửi by ca_voi_xanh_ti_hon Sat Oct 11, 2008 9:18 am

    II. KINH TẾ DẦU KHÍ
    1. Dầu thô và khí đốt được hình thành như thế nào?
    Dầu thô và khí đốt là sản phẩm của sự nén và nóng lên của các vật liệu hữu cơ trong các thời kì địa chất.
    Các vật liệu hữu cơ này là động vật và thực vật được trộn với bùn qua nhiều nhiên niên kỉ, bị chôn sâu dưới lớp trầm tích dày. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao và áp suất lớn thì các thành phần này được biến hóa: đầu tiên thành một loại vật liệu kiểu sáp gọi là kerogen, sau đó thành 1 hydyocarbon khí và lỏng. Khí thì bay lên còn chất lỏng thì lắng động tại các lỗ xốp của tầng đá không thể ngấm qua được gọi là bể chứa. Sự tập trung của các hydrocarbon trong các bể chứa gọi là giếng dầu.
    2. Công dụng
    Hiện nay dầu thô chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu. Ngoài ra cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường... Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất năng lượng, 12% còn lại dùng cho hóa dầu.
    Khí thiên nhiên được sử dụng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho ngành chế biến hóa chất ( làm chất đốt, sản xuất phân đạm, bột giặt, dược phẩm, chất dẻo và nhiều loại hàng hóa khác.)
    3. Kinh tế dầu khí ở Việt Nam
    a) Trữ lượng : đã xác định tiềm năng và trữ lượng dầu khí của Việt Nam khoảng 3-4 tỷ m3 dầu qui đổi, trong đó 900-1200 tỉ m3 dầu và 2100-2800 m3 khí.
    b) Khai thác và sản lượng
    Hiện nay, ngành Dầu khí nước ta đang khai thác dầu khí chủ yếu tại 6 khu mỏ bao gồm: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa- Cái Nước.
    Sản lượng khai thác dầu thô từ năm 2000 đến 2005.
    Đơn vị:Nghìn tấn
    Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
    Dầu thô 16291,0 16833,0 16863,0 17700,0 20051,0 18519,0

    Petro Vietnam cho biết, mức doanh thu này đã tăng 71,34% so với cùng kỳ năm 2007. Tập đoàn cũng nộp ngân sách 30.506 tỷ đồng, vượt 208,63% so với kế hoạch của quý 1/2008. Về lĩnh vực khai thác, quý 1/2008, tập đoàn đã khai thác được 5,64 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó: dầu thô đạt 3,77 triệu tấn, khai thác khí đạt 1,87 tỷ m3.
    Doanh thu từ xuất khẩu dầu thô là 2.757 triệu USD, chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.(VnEconomy, [You must be registered and logged in to see this link.]
    c) Sự phát triển của ngành dầu khí trong tương lai( trong khoảng 10 năm tới 2007-2008): dầu khí Việt Nam đang trở thành một trong những lãnh vực đầu tư nước ngoài sôi động.
    Quý 1/2008, doanh thu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (Petro Vietnam) đã đạt 69.390 tỷ đồng, chiếm 20% GDP của cả nước.
    Nhiều tập đoàn dầu khí lớn đang có kế hoạch đầu tư và mơ rộng hoạt động tại Việt Nam. Trong đó có 2 tập đoàn dầu khí lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam là BP và ConocoPhillips.
    BP muốn triển khai 1 số dự án mới và mở rộng các dự án hiện hữu với tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỉ USD ( BP đầu tư khoảng 1 tỉ USD).Nguồn vốn này được đầu tư để nâng công suất mỏ khí Lan Tây và Lan Đỏ ( lô 6.1), phát triển thêm mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh (lô 5.2 và 5.3) và xây dựng 1 nhà máy điện tiêu thụ khí tại Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai( dự kiến sẽ tiêu thụ 2,5 tỉ m3/năm, công suất 2640 MW).
    ConocoPhillips- một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với tổng số vốn giải ngân trong 10 năm qua lên tới gần 1 tỉ USD và tuyên bố trong 10 năm tới sẽ đầu tư tiếp khoảng hơn 1 tỉ USD. Năm 2007, tập đoàn đã đầu tư khoảng 115 tire65u USD vào lô 15.1 gồm các mỏ dầu Sư Tử Đen(70000 thùng/ ngày, có công suất khai thác đứng thứ 3 tại VN), Sư Tử Trắng, Sư Tử Vàng.
    Với những con số ấn tượng vừa nêu trên, ta có thể thấy được sự quan trọng của công nghiệp dầu khí trong nền kinh tế của nước ta.
    d) Ô nhiễm biển do khai thác và vận chuyển dầu khí
    Công ước Luật biển năm 1982 đã chỉ ra 5 nguồn gây ô nhiễm biển: Các hoạt động trên đất liền, thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa và đáy đại dương, thải các chất độc hại ra biển, vận chuyển hàng hoá trên biển và ô nhiễm không khí. Trong số đó, việc khai thác dầu khí trên biển có tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường biển(do mùn khoan, dung dịch khoan thải, nước vỉa, nước thải nhiễm dầu). Hiện tượng rò rỉ dầu từ giàn khoan, các phương tiện vận chuyển và sự cố tràn dầu (chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển) có xu hướng gia tăng cùng với sản lượng khai thác dầu khí trên biển. Vết dầu loang trên nước ngăn cản quá trình hoà tan oxy từ không khí. Cặn dầu lắng xuống đáy làm ô nhiễm trầm tích đáy biển. Nồng độ dầu cao trong nước có tác động xấu tới hoạt động của các loài sinh vật biển:
    Suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển v.v…
    Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển. Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các thực phẩm lấy từ biển
    Các biện pháp phòng ngừa & giảm thiểu ô nhiễm
    Trong thời gian qua. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam một mặt đã tích cực tranh thủ học tập kinh nghiệm cũng như tập quán quốc tế, đặc biệt của Anh và Na Uy là các nước phát triển trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngành dầu khí, lại có các hoạt động dầu khí tại Việt Nam. Bên cạnh việc xây dựng và củng cố hệ thống quản lý môi trường. Tổng công ty Dầu khí tích cực triển khai thực hiện các luật lệ và các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm nhằm bảo vệ môi trường.
    Triển khai thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường
    Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là một trong các biện pháp cơ bản của mỗi quốc gia, mỗi ngành kinh tế. Nhận thức sâu sắc vấn đề này cùng với đặc thù của riêng mình, ngành Dầu khí không thể thụ động chờ các quy định của Nhà nước mà đồng thời với việc tuân thủ nghiêm chỉnh các văn bản pháp quy của Nhà nước cần phải chủ động nghiên cứu áp dụng thích nghi hoá các tiêu chuẩn, quy định của nước ngoài để trình các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành. Việc này một mặt phục vụ cho ngành, mặt khác giúp đỡ các cơ quan quản lý Nhà nước hữu quan hiểu rõ hơn về hoạt động của ngành, trên cơ sở đó có các chủ trương chính sách đúng đắn, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành dầu khí.
    ’’Quy chế bảo vệ môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ có liên quan’’ được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học – Công nghệ và Bộ Tài nguyên – Môi trường) ban hành ngày 10/4/1998.
    Ngày 15/11/2000 Tổng công ty Dầu khí đã ban hành ‘’Hướng dẫn quan trắc môi trường biển khu vực lân cận các công trình dầu khí ngoài khơi Việt Nam’’.
    ‘’Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu’’ cũng đã được ra đời (ban hành ngày 05/03/2001) nhằm mục đích ứng cứu nhanh và có hiệu quả sự cố tràn dầu trong ngành Dầu khí.
    Hiện Tổng công ty đang hoàn thiện hướng dẫn lập báo cáo công tác an toàn và bảo vệ môi trường trong các hoạt động dầu khí. Các văn bản hướng dẫn về sử dụng và thải hoá chất, quan trắc môi trường các công trình dầu khí trên đất liền, kiểm toán môi trường trong hoạt động dầu khí và làm sạch bãi biển trong ứng cứu tràn dầu ở Việt Nam đang được soạn thảo với sự giúp đỡ của Cục Kiểm soát ô nhiễm Na Uy (SFT) sẽ được ban hành trong thời gian gần đây.
    Kiểm soát ô nhiễm môi trường
    Tổng công ty Dầu khí nhận thức sâu sắc rằng kiểm soát ô nhiễm là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý môi trường. Thực hiện kiểm soát ô nhiễm nhằm khống chế ô nhiễm, ngăn ngừa để môi trường không bị ô nhiễm và nếu có ô nhiễm xảy ra thì phải có các biện pháp làm sạch và phục hồi lại phần thiệt hại của môi trường do ô nhiễm gây nên.
    Để việc kiểm soát ô nhiễm có hiệu quả, vấn đề quan trọng là cần phải xác định chính xác nguồn gây ô nhiễm, tác nhân ô nhiễm, nồng độ ô nhiễm cùng độ nhạy cảm của môi trường tiếp nhận, bởi lẽ mức độ tác động đến môi trường của các tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: bản chất và nồng độ của các tác nhân ô nhiễm, các yếu tố môi trường xung quanh và độ nhạy cảm cũng như khả năng miễn dịch của đối tượng. Trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp làm giảm thiểu hoặc hạn chế các khă năng gây ô nhiễm. Việc kiểm soát ô nhiễm được thực hiện trên cơ sở các luật, các quy định, tiêu chuẩn về môi trường và chính sách của Tổng công ty Dầu khí.
    Quản lý chất thải
    Hoạt động dầu khí, đặc biệt là hoạt động thăm dò – khai thác tạo ra nhiều loại chất thải trong đó có những chất thải thuộc loại nguy hiểm cần được quản lý chặt chẽ để tránh hoặc hạn chế những tác động có hại tới môi trường. Việc quản lý chất thải trong ngành Dầu khí được đặc biệt coi trọng và được thực hiện trên những nguyên tắc sau
    - Giảm tại nguồn nếu có thể, khối lượng và độ độc hại tương đối của chất thải sinh ra.
    - Tái sử dụng hoặc tái chế tới mức tối đa chất thải phát sinh.
    - Khuyến khích áp dụng công nghệ sản xuất sạch hoặc tối ưu hoá quá trình sản xuất theo hướng tạo ra ít chất thải hơn hoặc cho phép xử lý làm giảm độ độc hại của chất thải sinh ra.
    - Sử dụng các biện pháp môi trường hữu hiệu để đưa chất thải vào môi trường theo cách làm giảm tác động xấu của chúng (thải bỏ hợp lý).
    - Phân loại chất thải ngay từ nguồn, thu gom tối đa lượng chất thải phát sinh, vận chuyển đến nơi xử lý hoặc tiêu huỷ.
    ca_voi_xanh_ti_hon
    ca_voi_xanh_ti_hon

    -----
    -----


    Tổng số bài gửi : 12
    Danh dự : 0
    Join date : 25/02/2008

    Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn Empty Re: Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn

    Bài gửi by ca_voi_xanh_ti_hon Sat Oct 11, 2008 9:22 am

    III. NGHỀ CÁ
    1.Nghề cá là gì?
    Nghề cá là những hoạt động kinh tế khai thác chế biến nguồn lợi thủy sản nhằm thỏa mãn các nhu cầu của xã hội.
    2.Hiện trạng nghề cá
    a.Thế giới.
    Tổng sản lượng cá đạt 145 triệu tấn trong năm 2007.
    Do lượng tiêu thụ tăng trên toàn thế giới, khối lượng mậu dịch quốc tế về các sản phẩm cá đang tăng trưởng nhanh chóng( báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO))
    Giá trị xuất khẩu cá và sản phẩm cá đã tăng 9,5% trong năm 2006, đạt mức 86 tỷ USD và gần 7% trong năm 2007, đạt 92 tỷ USD.Tổng sản lượng khai thác cá nổi đạt 38 triệu tấn, cá đáy đạt 20 triệu tấn; các loài thuỷ sản khác đạt 10 triệu tấn; thuỷ sản nước ngọt đạt 10 triệu tấn, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và mực đạt 7,5 triệu tấn, giáp xác và tôm đạt 6 triệu tấn.
    Về nuôi trồng thuỷ sản, cá chép đứng đầu với 21 triệu tấn, nhuyễn thể hai mảnh vỏ đạt 13,5 triệu tấn, các loài thuỷ sản nước ngọt khác đạt 8,6 triệu tấn; giáp xác và tôm đạt 4,4 triệu tấn.
    Trong năm 2007, ước tính sản lượng nuôi thủy sản sẽ tăng lên đến 53 triệu tấn, Tuy nhiên có lo ngại cho rằng mức tăng trưởng đang chậm dần trong khi nguồn cung ứng từ ngành khai thác dường như đã đạt ngưỡng ổn định lâu dài.
    Các nước đang phát triển đang đóng vai trò quan trọng về nguồn cung ứng hải sản cho thị trường thế giới, chiếm 50% tổng lượng xuất khẩu toàn cầu. Doanh thu xuất khẩu thuần của các nước này đã đạt mức cao kỷ lục 25 tỉ USD.
    Các nước phát triển là nguồn nhập khẩu chủ yếu, thu hút trên 80% tổng lượng nhập khẩu tính theo giá trị (96 tỉ USD).
    Hiện trạng nguồn lợi thủy sản.
    Hiện nay, ở một số vùng biển, một số quốc gia, sản lượng khai thác vẫn tiếp tục tăng lên, nhưng nhìn chung trên phạm vi toàn cầu, FAO đưa ra nhận định không mấy lạc quan về nguồn lợi thuỷ sản thế giới. Theo đánh giá mới đây của FAO, hầu như 50% nguồn lợi hải sản thế giới đã bị khai thác tới giới hạn và không còn khả năng tăng sản lượng; 25% nguồn lợi đã bị khai thác quá giới hạn cho phép. Như vậy, chỉ còn 25% nguồn lợi hải sản thế giới là còn khả năng tăng sản lượng khai thác.
    Trước đó, các chuyên gia cũng đưa ra các đánh giá gần như vậy : Khoảng 47 - 50% nguồn lợi hải sản bị khai thác tới giới hạn cho phép; 25 - 27% còn có khả năng tăng cường độ và tăng sản lượng khai thác; 15 - 18% nguồn lợi đã bị khai thác quá giới hạn cho phép; 9 -10% nguồn lợi đã cạn kiệt và đang có nguy có nhiều loài bị tiệt chủng.
    Gần đây, cũng một dự báo của FAO đưa ra các dự báo cụ thể hơn như sau
    * Nguồn lợi đã hoàn toàn cạn kiệt :1%;
    * Nguồn lợi bị cạn kiệt : 9%;
    * Nguồn lợi bị khai thác quá giới hạn cho phép : 18%;
    * Nguồn lợi đã khai thác tới giới hạn cho phép : 47%;
    * Nguồn lợi còn khả năng phát triển :21%;
    * Nguồn lợi ít đụng đến 4%.
    b.Hiện trạng nghề cá ở Việt Nam.
    Việt Nam là một quốc gia biển với diện tích biển rộng gấp 3 lần đất liền, trung bình cứ 100 km2 đất liền lại có 1 km đường bờ biển. Diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2 với trên 3.000 đảo lớn nhỏ. Trên 10.000 loài sinh vật biển cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái khác nhau đã tạo ra nguồn lợi biển rất đa dạng và phong phú, là cơ sở cho ngư dân Việt Nam tiến ra biển.
    Tiềm năng là như vậy nhưng trên thực tế, nghề cá Việt Nam vẫn ở quy mô nhỏ lẻ. Năng lực khai thác hải sản phát triển còn tự phát và theo phong trào. Đội tàu khai thác tăng nhanh từng năm, bình quân tăng 6%/năm, công suất máy tàu tăng bình quân 15%/năm. Đánh giá chung thì nghề cá nước ta còn lạc hậu, khai thác theo kiểu thủ công truyền thống, mức độ cơ giới hóa thấp và chủ yếu tập trung khai thác hải sản ven bờ, từ độ sâu 30 - 50 m nước trở vào. Chính vì vậy mà nguồn lợi hải sản ven bờ đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, nhiều tổn thất về đa dạng sinh học vùng bờ đã xảy ra. Đã có 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau, 70 loài đã phải đưa vào sách Đỏ Việt Nam.
    Cũng có nhiều nét tương đồng nhưng nghề cá ở Nhật Bản, Malayxia hay một số nước Đông Nam Á khác lại có sự phát triển mạnh hơn nhiều so với Việt Nam.
    Về nguồn lợi hải sản
    Biển Việt Nam có khoảng 2036 loài cá, trong đó có trên 130 loài có giá trị thương mại: 105 loài tôm, hơn 1.000 loài nhuyễn thể.
    Trữ lượng 3,1 triệu tấn khả năng khai thác bền vững 1,4 triệu tấn.
    Cá biển Việt Nam sống phân tán ít tập trung thành đàn lớn. Vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Đông Tây Nam bộ chủ yếu là cá đáy và cá nổi nhỏ.
    Vùng biển Miền Trung là các loại cá nổi di cư đại dương, cá nổi nhỏ và cá rạn san hô.
    Theo thốngk kê, sản lượng khai thác hải sản trong giai đoạn 1981-2005 liên tục tăng, từ 419470 (1981) tấn lên 1.809700 tấn(2005), tốc độ tăng bình quân 6.28% năm, tương ứng tăng gần 58.000 tấn/ năm.
    Về cơ cấu đội tàu:
    Tính đến Năm 2005, Việt Nam có khoảng 90.880 chiếc với tổng công suất là 5.317.447 CV, trên 40.000 chiếc tàu thuyền thủ công hoạt động ven bờ và nội đồng; có 13.900 tàu có công suất trên 90 cv, khai thác ở vùng biển xa bờ.
    Về cơ cấu nghề nghiệp.
    Hiện nay có trên 20 loại nghề khác nhau, trong đó có 5 loại chính như sau: Nghề lưới kéo chiếm 37,5%; Nghề lưới rê 20,2%; Nghề câu chiếm 20,5%; Nghề Vây chiếm 14,3%; Các nghề khác chiếm 7,5%.
    Lao động nghề cá, tổ chức khai khác:
    Tổng số dân trong 115 huyện, thị xã ven biển khoảng 18 triệu người, chiếm 20% dân số toàn quốc. Trong đó số dân sinh sống bằng nghề khai thác hải sản chiếm khoảng 580.000 người.
    Lao động nghề cá trình độ thấp chủ yếu theo tính chất cha truyền con nối, rất hạn chế trong phát triển nghề cá công nghiệp.
    Về tổ chức khai thác thì chủ yếu là nghề cá quy mô nhỏ, khai thác ven bờ, hình thức sở hữu tư nhân là chính. Gần đây đã hình thành nhiều chủ tàu với số lượng 5-7 tàu, đây là đội ngũ cần khuyến khích giúp đỡ để họ làm tiên phong trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nghề cá.
    Năng suất lao động giảm mạnh, từ 3,24 tấn/lao động/năm(1990) xuống 1,65 tấn/lao động/ năm(2003).Như vậy so với năm 1990 năng suốt lao động giảm một nửa.Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và cuộc sống của cộng đồng ngư dân khai thác hải sản.
    Công tác quản lý nghề cá:
    Để bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản để đảm bảo cá cung cấp cho thế hệ hiện tại và tương lai, Nhà nước đã thiết lập hệ thống tổ chức khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản từ Trung ương xuống địa phương và đã ban hành nhiều chính sách văn bản để thực thi trong quản lý nghề cá.
    Cơ sở hạ tầng nghề cá
    Hiện nay có khoảng 700 cơ sở đóng, sửa chữa tàu cá với khả năng đóng mới hơn 4.000 chiếc/năm, sửa chữa 10.000 chiếc/năm nhưng chỉ ở quy mô nhỏ, phần lớn đóng tàu vỏ gỗ theo mẫu dân gian, chất lượng và tuổi thọ của tàu rất hạn chế.
    Có 79 cảng cá, bến cá, khu trú bão cho tàu, thuyền trong cảng thuyền. Tuy nhiên, các cảng cá, bến cá này có nơi hoạt động chưa hiệu quả, chưa khai thác hết công suất, đầu tư chưa đồng bộ.
    3. Nhìn chung 6 tháng đầu năm 2008 của ngành thủy sản
    ( Trích nguồn Tổng cục thống kê “Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2008” )
    Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 2124 nghìn tấn, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm nuôi trồng đạt 1045,1 nghìn tấn, tăng 25,9%; khai thác đạt 1078,9 nghìn tấn, giảm 0,3%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 6 tháng tăng khá, trong đó: cá nuôi đạt 837,7 nghìn tấn, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước; tôm nuôi 125,7 nghìn tấn, tăng 3,6%.
    Nguyên nhân của sự tăng nhanh này là do những tháng cuối năm 2007 giá cá tra và một số thuỷ sản tăng cao nên nhiều địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã mở rộng diện tích nuôi, trong đó An Giang 1392 ha, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2007; Cần Thơ 1189 ha, tăng 22,1%; Vĩnh Long 450 ha, tăng 13,2%; Bến Tre 363 ha, gấp 5 lần.
    Sản lượng thủy sản khai thác 6 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 1078,9 nghìn tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác biển đạt 989,8 nghìn tấn, giảm 0,5% (cá 751,7 nghìn tấn, giảm 0,4%; tôm 50,1 nghìn tấn, giảm 4,8%).
    4. Tác động của ngành thủy sản:
    a. Có lợi:
    -Ngành khai thác và chế biến thủy sản nói chung cũng như nghề cá nói chung có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân: góp phần phát triển kinh tế tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% (năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003.
    -Tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo: tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Số lao động tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ). Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thuỷ sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (2%/năm). Do quá trình sản xuất, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo.
    -Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế: Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành thủy sản. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ và chính sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới.
    b. Có hại:
    -Đối với môi trường: với các biện pháp khai thác hủy diệt ( thuốc nổ, chất độc, xung điện) làm chết hàng loạt các sinh vật cùng với các biện pháp nuôi trồng thủy sản không có khoa học (phá rừng quá mức…) đang đe dọa một các trầm trọng đến môi trường cũng như sự cân bằng sinh thái .
    -Làm cạt kiệt nguồn tài nguyên: sản lượng cá nước ta khảng 3.1-4.2 triệu tấn, có khả năng đánh bắt bền vững ở mức 1.8 triệu tấn. Nhưng theo thống kê năm 2005 sản lượng đánh bắt lên đến 1.8 triệu tấn. Chính việc khai thác quá mức này cùng với việc sử dụng các biện pháp hủy diệt lam cạt kiệt nguồn tài nguyên cá, đặc biệt là vùng ven bờ.
    c. Nghề cá trong tương lai: với tiềm năng sẵn có để phát triển ngành thủy sản- hơn 3000km bờ biển cùng vói nguồn lợi sinh vật phong phú, đa dạng, có giá trị kinh tế cao. Nếu biết khai thác kết hợp với bảo vệ và môi trồng cùng với nuôi trồng thủy sản để chủ động nguồn nguyên liệu, và với sự đầu tư đúng mức của khoa học kĩ thuật tiên tiến và chính sách quản lý thích hợp thì đây sẽ là một ngành mang lại lợi nhuận kinh tế cao, có kảh năng cạnh tranh cũng n hư có khả năng đứng vững trênt hị trường thế giới.
    IV. DẦU KHÍ VÀ NGHỀ CÁ: CHỌN DẦU HAY CÁ?
    Ta nên chọn cả 2 ngành. Vì cả 2 ngành là nơi giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động, giải quyết nhu cầu thực phẩm và chất đốt. Đặc biệt, đây là 2 ngành kinh tế mũi nhọn trong việc phát triển nền kinh tế nước nhà.
    Dầu là nguồn tài nguyên không vĩnh cửu (nó có thể cạn kiệt trong khoảng 50 năm nữa). Do đó ta cần có kế hoạch khai thác, sử dụng 1 cách hợp lí và phải tìm ra các nguồn năng lượng khác thân thiện hơn với môi trường để thay thế.
    Còn thủy sản có thể coi là nguồn tài nguyên vĩnh cửu vì nếu biết cách khai thác hợp lí thì nó vẫn sinh sôi và phát triển.
    Nhưng chúng ta nên có tầm nhìn xa hơn. Vì vậy, từ bây giờ ta phải xây dựng các kế hoạch cho nghề cá và dầu trong tương lai từ 30-40 năm trở đi để khi nguồn dầu cạn kiệt ta sẽ chuyển hẳn sang nghề cá và đã có các nguồn năng lượng sạch thay thế.

    xin lỗi các bạn vì đã gửi bài trễ :sorry: . dung lượng bài viết quá lớn nên mình phân thây nó ra vậy. xin chuộc lỗi cùng các bạn :huqua:
    be kha
    be kha

    -----
    -----


    Tổng số bài gửi : 48
    Danh dự : 0
    Join date : 19/01/2008

    Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn Empty Re: Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn

    Bài gửi by be kha Sat Oct 11, 2008 5:07 pm

    ê tâm ông còn bai hải dương học nghề cá thi gửi lên luôn nghe,quyên nó làm mất rồi.
    avatar
    quockhanh

    -----
    -----


    Tổng số bài gửi : 1
    Danh dự : 0
    Join date : 08/10/2008

    Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn Empty Re: Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn

    Bài gửi by quockhanh Sun Oct 12, 2008 1:37 pm

    ai cho mình biết kinh tế biển khác kinh tế đất liền ở những điểm nào?
    ca_voi_xanh_ti_hon
    ca_voi_xanh_ti_hon

    -----
    -----


    Tổng số bài gửi : 12
    Danh dự : 0
    Join date : 25/02/2008

    Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn Empty Re: Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn

    Bài gửi by ca_voi_xanh_ti_hon Wed Oct 15, 2008 10:59 pm

    HDH nghề cá còn thiếu nà pà kon.
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Nuôi trồng hải sản là khái niệm chỉ hoạt động nuôi trồng thực vật và thực vật thủy sinh ở vùng nước mặn (lợ) nhằm đáp ứng nhu cầu của con người ở hiện tại và trong tương lai.
    II. TẠI SAO PHẢI NUÔI TRÒNG HẢI SẢN
    Dù tổng sản lượng khai thác hải sản của Việt Nam tăng liên tục trong những năm qua nhưng năng suất đánh bắt hằng năm lại giảm. Một trong những nguyên nhân dẫn tới điều này là do sư phát triển thiếu kế hoạch và sự gia tăng không ngừng của các đội tàu khác. Bên cạnh đó, việc quản lý khai thác lại chưa chặt chẽ và lực lượng kiểm ngư còn rất hạn chế. Nhằm giảm áp lực khai thác lên nguồn lợi ven biển, phát triển khai thác xa bờ và nuôi trồng hải sản là một trong những giải pháp hiện tại và trong tương lai.
    III. THỰC TRANG Ở VIỆT NAM
    Diện tích có khả năng nuôi trồng hải sản trên biển rộng lớn hơn 400.000 ha vùng vịnh và đầm phá; nhiều vùng biển có điều kiện phát triển như Quảng Ninh - Hải Phòng hơn 200.000 ha, khu vực ven biển miền trung từ Thừa Thiên - Huế đến Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 41.000 ha, khu vực Ðông và Tây Nam Bộ có hơn 62.000 ha, vịnh Văn Phong tỉnh Khánh Hòa 20.000 ha...
    Giống loài thủy sản nuôi phong phú, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm hùm, cá song, cá giò, cá cam, cá hồng, cá đù đỏ, cua, ghẹ, hải sâm, bào ngư, nuôi trai lấy ngọc, nuôi ngao, nghêu, hầu, trồng rong sụn, nuôi sứa đỏ và san hô...
    Hình thức nuôi chủ yếu là lồng, bè và đang được phát triển ở các tỉnh như: Quảng Ninh, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa, Phú Yên, Bà Rịa-Vũng Tàu.
    Hiện nay, chúng ta đã sản xuất được giống một số loài như cá giò, cá song chấm nâu, cá sủ chấm (cá Hồng Mỹ), cá vược, bào ngư, ốc hương, cua... và chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cho nhiều địa phương phát triển sản xuất.
    Năm 2001, tổng số lồng nuôi trên biển là 23.989 chiếc, trong đó số lồng nuôi tôm hùm là 19.912 chiếc, nuôi cá biển là 4.077 chiếc. Năm 2004 tổng số lồng bè nuôi tôm, cá trên biển đã tăng đến 38.965 lồng, trong đó số lồng nuôi tôm hùm là 30.115 lồng, nuôi cá là 8.850 lồng. Sản lượng nuôi lồng bè nước mặn năm 2001 chỉ đạt 2.635 tấn, năm 2004 đạt hơn 10.000 tấn. Tổng giá trị nuôi thủy sản biển (chưa kể giá trị thông qua xuất khẩu) ước đạt 3.700 - 3.800 tỷ đồng tương đương 230 - 240 triệu USD.
    IV. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI TRỒNG HẢI SẢN:
    1. Tích cực:
    Bên cạnh việc phát triển KTHS (khai thác hải sản), những năm gần đây nhân dân các vùng ven biển đã biết tận dụng lợi thế của các vùng nước lợ, nước mặn tuy diện tích không lớn nhưng thuận lợi cho phát triển NTTS mặn lợ, mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn nhiều so với sản xuất lúa, muối và các sản phẩm nông nghiệp khác bằng cách tận dụng được dinh dưỡng có sẵn trong vùng ngập mặn ven biển kết hợp với nuôi tôm theo nhiều cách khác nhau, kết hợp trồng lúa, rừng ngập mặn, ruộng muối, vùng cát,... những diện tích bị mặn vào mùa khô, ngọt vào mùa mưa (ở các huyện Cái Nước, Ðầm Dơi thuộc tỉnh Cà Mau) được nuôi tôm kết hợp trồng lúa. Mỗi năm một vụ tôm từ tháng 1 đến tháng 4, sau đó trồng lúa. Khi thu hoạch lúa để lại gốc rạ làm chỗ trú và tạo nguồn thức ăn nuôi tôm. Vùng ngập trong rừng tràm cũng được các hộ nông dân sử dụng nuôi tôm. Con tôm trong vùng nước lợ, nước ngập mặn từng sống chung với cây rừng, cây lúa, nay có thêm công nghệ, kỹ thuật tiên tiến càng có điều kiện sinh trưởng, phát triển.
    Trong 5 năm trở lại đây, nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) phát triển nhanh ở nhiều vùng trên cả nước góp quan trọng cho sự tăng trưởng chung của Ngành Thuỷ sản. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản liên tục tăng: từ 887.500 ha năm 2001 lên khoảng 995.400 ha năm 2004. Theo đó, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 879.000 tấn năm 2001 lên 1.420.000 tấn năm 2004, đạt mức tăng bình quân trên 20%/năm. Tỷ lệ giá trị xuất khẩu so với tổng giá trị thuỷ sản không ngừng tăng, đến nay đạt khoảng 50%. Tỷ lệ sản lượng nuôi trồng trong tổng sản lượng thuỷ sản chiếm 39% năm 2001 đã tăng lên 48% năm 2004
    NTTS là hướng phát triển đúng đắn nhằm đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm thuỷ sản cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong khi nguồn lợi hải sản là hữu hạn. Tỷ lệ giữa sản lượng NTTS/ KTHS năm 1996 là 44% đến năm 2001 là gần 58%.
    Trong ba thập kỷ qua, nuôi trồng thuỷ sản đã trở thành ngành sản xuất lương thực phát triển nhanh nhất trên thế giới. với việc mở rộng, đa dạng hoá, cùng với việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, kết hợp giữa lấy giống tự nhiên và thả thêm tôm sú, nuôi tôm bằng thức ăn công nghiệp, cải tạo ao đầm, xử lý nước bảo đảm sạch trước khi đưa vào ao,... Nhiều địa phương đã xây dựng khu công nghiệp nuôi tôm với ao lắng, lọc, xử lý nước kênh cấp nước, thoát nước liên hoàn,... khu sản xuất thức ăn, sản xuất tôm giống chất lượng cao. góp đáng kể vào sản lượng thực phẩm thuỷ sản
    Nuôi trồng thủy sản phát triển không những làm tăng thu nhập cho những người trực tiếp tham gia nuôi trồng thủy sản mà nó còn tạo thêm rất nhiều việc làm trong lĩnh vực dịch vụ: thức ăn, giống, buôn bán thủy sản, vận chuyển, chế biến, ... góp phần làm tăng thu nhập cho cả cộng đồng, tác động tích cực đến công cuộc xóa đói giảm nghèo chung. Ngoài ra, nhiều năm qua, nghề nuôi tôm phát triển mạnh đã thu hút số đông người lao động vùng biển, trong đó có nhiều hộ nông dân chuyển từ trồng lúa sang nghề nuôi tôm và nghề mới trong nông thôn hình thành, góp phần quan trọng làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động vùng biển.
    2. Hạn chế:
    Mặc dù thành tựu to lớn voi xuất khẩu hải sản VN hiện nay chủ yếu là dựa vào nghề nuôi trong đó nuôi tôm là quan trọng nhất nhưng việc nuôi trồng lại để lại để lại những tác hại nghiêm trọng đặc biệt là đối với môi trường.Một số tác hại của việc nuôi trồng thủy sản đó là:
    -Phá hoại nơi cư trú: Việc phá rừng lấy củi, đào ao nuôi tôm thiếu qui hoạch đã dẫn đến phá hoại nơi sinh sống của các ấu trùng tôm, cá và các loài hải sản khác đã làm việc tăng giá tới hàng trăm lần cách đây khoảng trên 10 năm. Hiện nay nhiều công ty đã nhập khẩu tôm bố mẹ từ nước ngoài vào VN cần được cân nhẵc kỹ càng vì kèm theo đó sẽ là những nguồn bệnh chưa có ở VN. Việc xây dựng các nhà máy thủy điện, các hồ chứa nước và khai thác lâm sản, phun thuốc trừ sâu trong nông nghiệp cùng với việc xây dựng các dàn khoan và các nhà máy lọc dầu ở ven biển chắc chắn ảnh hưởng đến nơi cư trú (Habitat) cần được nghiên cứu và dự báo để tránh những hiểm hoạ khôn lường.
    - Môi trường bị ô nhiễm nặng do phát triền diện tích nuôi trồng thủy sản ồ ạt ở nhiều địa phương.Đó là việc tăng diện tích nuôi trồng, thiếu quy hoạch, sử dụng bừa bãi các loại thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học…đã làm cho môi trường nuôi trồng thuỷ sản và cảng cá ngày càng ô nhiễm.Một ví dụ điển hình đó là việc nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long.
    -Thứ ba là sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi tôm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng đước Việt Nam. Một trong những nguyên nhân chủ yếu do phá rừng làm đầm nuôi tôm. Những hậu quả của việc đánh mất rừng đước có thể kể ra là: làm bờ biển bị xói mòn và ngập lụt, làm thay đổi mô thức tưới tiêu tự nhiên, làm cho nước mặn tiến sâu vào các dòng sông và làm thay đổi môi trường sống của nhiều loài thủy sinh, đe dọa nghiêm trọng đến bảo tồn đa dạng sinh học và an ninh lương thực. Mất rừng đước còn làm xấu đi môi trường nuôi trồng thủy sản, giảm năng suất và chất lượng thủy sản, làm mất đi cơ hội kiếm sống của cư dân nghèo do mất nơi cư sinh của cua con, cá măng, cá phèn, sao biển...

    -Thứ 4: việc nuôi tôm trên cát làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước ngầm, gây ảnh hưởng đến nuôi trồng các loại cây khác và nguồn nước ngọt cho dân cư. Đến lượt nó, ô nhiễm nước ngầm lại ảnh hưởng đến năng suất tôm và chất lượng tôm. Khảo sát gần đây của Bộ Thủy Sản ở Thừa Thiên Huế cho thấy việc khắc phục sự cố môi trường do việc mở rộng diện tích nuôi tôm là khó khăn và tốn kém.
    Nuôi tôm trên cát hiện nay làm cho hiện tượng cát bay, cát lấp bùng phát trở lại. Đó là chưa kể diện tích rừng phi lao phòng hộ ít ỏi đang bị một số chủ trại phá đi để tăng độ thông thoáng cho hồ.
    Để giảm độ mặn của nước biển từ 35% xuống 25% thích hợp cho nuôi tôm, cần lượng nước ngọt rất lớn để hòa với nước biển. Nguồn nước ngọt duy nhất cho mục đích này là nước ngầm tại chỗ hoặc hãn hữu là lấy từ các hồ chứa thủy lợi đã làm nguồn nước ngọt hạn chế của vùng cát bị nhiễm mặn nhanh chóng. Sự nhiễm mặn nước ngầm đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của cộng đồng địa phương và mâu thuẫn đã phát sinh giữa những người nuôi tôm và không nuôi tôm. Nghề nuôi tôm trên cát đã bộc lộ nhiều nguy cơ không bền vững.
    Những vấn đề môi trường khác gắn với nuôi tôm bao gồm các hóa chất và dưỡng chất bị thất thoát vào môi trường, đất và nước bị ô nhiễm, nhiễm mặn, bị ô nhiễm sinh học, số lượng tôm cá trong tự nhiên giảm. Thức ăn cho tôm không được trắc nghiệm hay kiểm dịch trước khi sử dụng sẽ không tránh khỏi là nguồn lan truyền dịch bệnh.
    Vậy làm thế nào để hạn chế những tác hại mà ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản gây ra?
    Để hạn chế những tác động tiêu cực của việc nuôi trồng và chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thủy sản XK, trong những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản, sử dụng các hóa chất trong nuôi trồng. Bộ Thủy sản đã ban hành Quyết định số 649/2000/QĐ-BTS ngày 4/8/2000 ban hành qui chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đạt tiêu chuẩn VSATTP trong đó yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng thủy sản phải tuân thủ các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu nuôi trồng, chế biến, đóng gói, vận chuyển... Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTS hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát hàng XK,NK thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thủy sản cũng đã qui định cho các cơ quan kiểm tra các tiêu chuẩn về VSATTP đối với các mặt hàng nói trên. Một số văn bản khác đã qui định cụ thể về việc cấm sản xuất, lưu thông và sử dụng một số loại kháng sinh, hóa chất trong sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi như: Carbuterol, Cimaterol, Clenbuterol, Chloramphenicol... (Quyết định số 54/2002/QĐ-BNNPTNT ngày 20/6/2002); Chỉ thị của Bộ Thủy sản số 07/2001/CT-BTS ngày 24/9/2001 về việc cấm sử dụng Chloramphenicol và quản lý việc dùng hóa chất, thuốc thú y tế trong sản xuất thủy sản).... Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước trong đó Điều 19 qui định về hoạt động nuôi trồng thủy sản đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.
    Để hạn chế các tác động bất lợi của nuôi trồng và chế biến thủy sản đối với môi trường, cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
    - Bảo đảm nguyên tắc đánh giá tác động môi trường cần thiết cho các chương trình và dự án mới trong ngành nuôi tôm.
    - Cấm xây dựng các ao nuôi tôm ở những rừng đước lâu năm. Phát triển cơ chế đồng quản lý rừng đước trên cơ sở cộng đồng.
    - Xúc tiến chương trình giáo dục cho tất cả các bên liên quan từ cán bộ quản lý đến cá nhân những người nuôi tôm về khái niệm phát triển bền vững và làm thế nào để đạt được điều đó trong nuôi trồng thủy sản.
    - Quản lý chặt chẽ việc sử dụng thức ăn và thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.
    - Đánh giá tác động môi trường của các cơ sở chế biến tôm đồng thời xử lý nghiệm ngặt đối với các cơ sở vi phạm vệ sinh môi trường.
    - Khẩn trương xây dựng quy hoạch vùng nuôi tôm, nhất là nuôi tôm trên cát, rà soát lại diện tích nuôi trồng để có biện pháp quản lý thích hợp.
    ca_voi_xanh_ti_hon
    ca_voi_xanh_ti_hon

    -----
    -----


    Tổng số bài gửi : 12
    Danh dự : 0
    Join date : 25/02/2008

    Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn Empty Re: Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn

    Bài gửi by ca_voi_xanh_ti_hon Wed Oct 15, 2008 10:59 pm

    V. GIẢI PHÁP NUÔI TRỒNG HẢI SẢN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI.
    1. Giải pháp
    - Trước hết phải thật sự quán triệt, chuyển biến trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân. Tăng cường ý thức về biển và xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ về biển, cùng với các chính sách về huy động vốn, kiện toàn cơ chế quản lý mang tính tổng hợp về biển.
    - Về đồng quản lý, bản chất là Nhà nước và nhân dân cùng làm, phân quyền nhiều hơn cho chính quyền và người dân địa phương; đồng thời giao mặt nước và vùng có khả năng đánh bắt cho dân.
    - Phải khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật, cơ chế thị trường, cải cách hành chính và doanh nghiệp phù hợp với thể chế toàn cầu.
    - Để có sức cạnh tranh ngày càng cao, cần tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển thủy sản thời gian tới theo hướng bền vững và có trách nhiệm; không “dàn hàng ngang” đối với tất cả các sản phẩm thủy sản mà phải lựa chọn sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đặc trưng cho thương hiệu thủy sản Việt Nam.
    - Phát triển các loại hình sản xuất thủy sản sạch từ khâu con giống đến chế biến xuất khẩu, từ ao nuôi đến bàn ăn.
    - Cần chú trọng phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu thủy sản ổn định, có khả năng cung cấp kịp thời nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Tăng cường quan hệ hợp tác, tin cậy lẫn nhau để cùng phát triển, tránh “chèn ép” khi gặp khó khăn. Vì thế, ngành thủy sản phải đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến. Phát huy mạnh mẽ “yếu tố biển” trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất của ngành thủy sản thời gian tới, hướng vào giải quyết đồng bộ ba vấn đề then chốt là ngư dân, ngư nghiệp và ngư trường để phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm, tạo sức mạnh mới khi gia nhập WTO.
    - Ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác khuyến ngư nuôi hải sản, quy hoạch cụ thể các vùng nuôi trồng và khai thác. Phối hợp phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng và khai thác đặc biệt là phải phát triển thủy lợi thích hợp cho nuôi trồng đồng thời giữ gìn môi trường sinh thái.
    - Cần tập trung đầu tư, sớm bàn giao đưa vào sử dụng các cơ sở hoạt động khoa học, đồng thời cần đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu điều tra nguồn lợi hải sản, các quy trình sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, phòng ngừa dịch bệnh.
    - Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và công tác xúc tiến thương mại. Tổ chức hệ thống thông tin phản ánh kịp thời sự thay đổi thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ nhu cầu tiêu dùng của từng nước để có sự am hiểu tường tận về thị trường thông qua việc nghiên cứu bằng các tư liệu và trên thực địa, mở các văn phòng đại diện ở nước ngoài, tham gia các hội chợ triển lãm. Mặt khác, các doanh nghiệp cần tích cực quảng cáo về hàng thủy sản xuất khẩu của mình trên các trang website.
    - Làm tốt công tác đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cho ngành Thủy, hải sản. Cần đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao năng lực của các cán bộ quản lí và cán bộ kỹ thuật, cán bộ thị trường nhằm đáp ứng được các đòi hỏi của việc kinh doanh quốc tế về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, sự am hiểu pháp luật trong nước và quốc tế.
    - Dự báo sớm sự hình thành và phát triển của những thay đổi khí hậu bất thường giúp cho việc phòng chống lụt bão có hiệu quả, đặc biệt các ban ngành liên quan ở nơi mà bão lũ có thể xảy ra cần phối hợp chặt chẽ để giảm thiểu tối đa thiệt hại người và của.
    - Đầu tư mạnh cho khoa học công nghệ.
    - Đối với các hoạt động nuôi trồng thủy sản cần phải tìm ra các giải pháp cụ thể cho từng mô hình nuôi trồng thủy sản để tránh những thay đổi khắc nghiệt của khí hậu.
    - Xác định vị trí nuôi phù hợp có thể tránh được hiện tượng thiên nhiên (hạn hán kéo dài, mưa lũ, nồng độ muối trong ao nuôi tăng hoặc giảm quá mức). Có thể tạo ra mới một số loài nuôi có khả năng thích ứng tốt đối với một số yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn); đổi mới công nghệ phát triển nuôi lồng bè, như có thiết kế bè có khả năng chống chịu được sóng lớn. Xác định thời gian phù hợp cho các đối tượng cho mỗi vùng để có thể tránh được sự thay đổi của thời tiết.
    2. Hướng phát triển trong tương lai
    Để đảm bảo cho phát triển trong sự cân bằng của hệ thống nuôi trồng thủy sản ta cần:
    - Tập trung quy hoạch các vùng tiềm năng nuôi trồng thủy sản hợp sinh thái ở các vùng ven biển, ven sông và cửa sông thông ra biển với mật độ nuôi thấp, đảm bảo an toàn cân bằng sinh thái gần với tự nhiên... phải bố trí quy hoạch khu vực xử lý nước cấp đáp ứng tiêu chuẩn để đưa vào canh tác. Sử dụng nước trong hệ thống sản xuất canh tác phải giám sát chặt chẽ chất lượng nước, đảm bảo ngăn ngừa, phòng chống các sự cố môi trường có thể xảy ra.
    - Chỉ đạo các địa phương phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiều sâu, xác định đối tượng nuôi, phương thức nuôi, quản lý môi trường nuôi phù hợp với từng vùng, áp dụng công nghệ nuôi bền vững.
    - Phải có công tác quản lý môi trường và phòng ngừa dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
    - Thành lập Tổ công tác tìm nguyên nhân gây bệnh và chữa bệnh, phổ biến kịp thời cho các tỉnh, đặc biệt là người nuôi các biện pháp trị bệnh.
    - Chỉ đạo tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản.
    Coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, Bộ đã chỉ đạo quyết liệt gắn khai thác hải sản với dự báo ngư trường, dự báo thời tiết. Giữa các tàu đã có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, tai nạn trên biển.
    - Chỉ đạo bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo chương trình và dự án cụ thể. Đồng thời cùng các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị 01/1998/CT-TTg về cấm sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc khai thác thuỷ sản; tổ chức thả tôm giống, cá giống ra các vùng nước tự nhiên, tái tạo phát triển nguồn lợi thủy sản.
    ca_voi_xanh_ti_hon
    ca_voi_xanh_ti_hon

    -----
    -----


    Tổng số bài gửi : 12
    Danh dự : 0
    Join date : 25/02/2008

    Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn Empty Re: Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn

    Bài gửi by ca_voi_xanh_ti_hon Mon Oct 20, 2008 6:42 pm

    I. TOÀN CẦU HÓA
    1. Định nghĩa
    Toàn cầu hóa được định nghĩa một cách khách quan nhất là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hoá hay xã hội.
    2. Ý nghĩa của toàn cầu hóa
    Sự hình thành nên một ngôi làng toàn cầu — dưới tác động của những tiến bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thế giới ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các "công dân thế giới", dẫn tới một nền văn minh toàn cầu,
    Toàn cầu hoá kinh tế — "thương mại tự do" và sự gia tăng về quan hệ giữa các thành viên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau trên thế giới (toàn cầu hoá một nền kinh tế) ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trong phạm vi kinh tế.

    3. Dấu hiệu toàn cầu hóa
    Có thể nhận biết toàn cầu hoá thông qua một số xu hướng:
    • Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới
    • Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
    • Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại
    • Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hoá phẩm như phim ảnh hay sách báo.
    • Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma tuý và vấn đề nâng cao mức sống ở các nước nghèo.
    • Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xu hướng hướng đến đa dạng văn hoá, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng văn hoá thông qua sự đồng hoá, lai tạp hoá, Tây hoá, Mỹ hoá hay Hán hoá của văn hoá.
    • Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO và OPEC
    • Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế
    • Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép
    • Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu
    • Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế
    • Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia
    • Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF chuyên xử lý các giao dịch quốc tế
    • Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu; v.d. luật bản quyền
    • Thúc đẩy thương mại tự do
    o Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan; xây dựng các khu mậu dịch tự do với thuế quan thấp hoặc không có
    o Về tư bản: giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát tư bản
    o Giảm, bỏ hẳn hay điều hoà việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương
    • Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ
    o Hoà hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia (nói chung là thắt chặt hơn)
    o Công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước (v.d. bằng sáng chế do Việt Nam cấp có thể được Mỹ thừa nhận)
    4. Tác động của toàn cầu hóa
    a) Khía cạnh kinh tế
    Các tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực (xem ảnh hưởng về khía cạnh chính trị phía dưới), quyền lực này sẽ chuyển về tay các tổ chức đa phương như WTO. Các tổ chức này sẽ mở rộng việc tự do đối với các giao dịch thương mại, và thông qua các hiệp ước đa phương hạ thấp hoặc nâng cao hàng rào thuế quan để điều chỉnh thương mại quốc tế.
    Toàn cầu hóa cũng làm cho hiện tượng "chảy máu chất xám" diễn ra nhiều và dễ dàng hơn, kéo theo biến tướng là nạn "săn đầu người". Hai hiện tượng này đã góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, giữa từng khu vực riêng biệt trong một đất nước.
    b) Khía cạnh văn hóa xã hội và ngôn ngữ.
    Một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn hoá và văn minh khác nhau. Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về thế giới và những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá;
    Một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương mại và văn hoá mạnh. Trên thực tế, thông tin tạo ra chính kiến và vì thế một vài tập đoàn truyền thông lớn, chủ yếu là phương Tây có thể tạo ra (và làm giả) thông tin đưa đến dân chúng. Sự độc quyền trong lĩnh vực văn hoá và thông tin này được xem như một sự " Mỹ hoá " thế giới.
    Mỗi người nhìn toàn cầu hoá theo một kiểu khác nhau. Có hai xu hướng chính:
    • nỗ lực che dấu những khác biệt về bản sắc, thay vì để lộ ra.
    • cảm giác toàn cầu hoá sẽ mang lại sự tự do cá nhân, ngay cả khi điều đó đi cùng với một sự đồng nhất hoá toàn cầu một cách tương đối.
    Ở góc độ ngôn ngữ, chúng ta thấy khuynh hướng rõ ràng hướng tới đồng nhất hoá việc dùng "tiếng Anh toàn cầu" ("globish", viết tắt của global English), một thứ tiếng Anh nghèo nàn do những người không phải là người Anglo-Saxon dùng khi họ ở nước ngoài.
    c) Khía cạnh chính trị
    Toàn cầu hoá sẽ làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các công dân trên thế giới và cũng như các cơ hội cho từng người. Tuy nhiên nó đặt ra vấn đề là phải tìm ra một giải pháp thay thế cho hệ thống chính trị và hiến pháp hiện tại dựa trên khái niệm nhà nước-quốc gia. Các thực thể này đã từng gây ra những tác động tiêu cực trong suốt lịch sử do tính chất can thiệp mạnh bạo của nó. Ảnh hưởng của chúng giảm dần do sự toàn cầu hoá, và không còn đủ tầm xử lý nhiều thách thức mang tính toàn cầu ngày nay.
    Từ đó nảy sinh thách thức cần thiết lập một toàn cầu hoá dân chủ thể chế nào đó. Kiểu toàn cầu hoá này dựa trên khái niệm "công dân thế giới", bằng cách kêu gọi mọi người sống trên hành tinh này tham gia vào quá trình quyết định những việc liên quan đến họ, mà không thông qua một bức màn "quốc tế".
    Các tổ chức phi chính phủ muốn thay vào khoảng trống này, tuy nhiên họ thiếu tính hợp pháp và thường thể hiện các tư tưởng đảng phái quá nhiều để có thể đại diện tất cả công dân trên thế giới.
    II. CHÍNH SÁCH VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN KHI CÓ SỰ TOÀN CẦU HÓA
    Chương VII: trong điều 55 luật bảo vệ môi trường biển, nươc sông và các nguồn nước khác quy định đối vơi việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển gồm các vấn đề sau:
    1. Nguyên tăc bảo vệ môi trường biển:
    1. Bảo vệ môi trường là một nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển nhằm giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường biển và tăng hiệu quả kinh tế biển.
    2. Phòng ngừa và hạn chế chất thải từ đất liền và từ các hoạt động trên biển; chủ động, phối hợp ứng phó sự cố môi trường biển.
    3. Bảo vệ môi trường biển phải trên cơ sở phân vùng chức năng bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
    4. Bảo vệ môi trường biển phải gắn với quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển phục vụ phát triển bền vững.
    2. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên biển
    1. Các nguồn tài nguyên biển phải được điều tra, đánh giá về trữ lượng, khả năng tái sinh và giá trị kinh tế phục vụ việc quản lý và bảo vệ môi trường biển.
    2. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, khai thác nguồn lợi, tài nguyên biển và hoạt động khác liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển phải được thực hiện theo quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã được phê duyệt.
    3. Hoạt động trong khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng ngập mặn, di sản tự nhiên biển phải tuân theo quy chế của ban quản lý, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    4. Nghiêm cấm việc sử dụng các biện pháp, phương tiện, công cụ có tính huỷ diệt trong khai thác tài nguyên và nguồn lợi biển
    3. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển
    1. Nguồn thải từ đất liền, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, khu dân cư ven biển, trên biển, trên đảo phải được điều tra, thống kê, đánh giá và có giải pháp ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường biển.
    2. Chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm khác từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải, khai thác trên biển phải được kiểm soát và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
    3. Dầu, mỡ, dung dịch khoan, hoá chất và các chất độc hại khác được sử dụng trong các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển sau khi sử dụng phải được thu gom, lưu giữ trong thiết bị chuyên dụng và phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
    4. Nghiêm cấm mọi hình thức đổ chất thải trong vùng biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    4. Tổ chức phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên biển
    1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, chủ phương tiện vận chuyển xăng, dầu, hoá chất, chất phóng xạ và các chất độc hại khác trên biển phải có kế hoạch, nhân lực, trang thiết bị bảo đảm phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.
    2. Lực lượng cứu nạn, cứu hộ quốc gia, lực lượng cảnh sát biển phải được đào tạo, huấn luyện, trang bị phương tiện, thiết bị bảo đảm ứng phó sự cố môi trường trên biển.
    3. Chủ phương tiện vận tải, kho lưu giữ hàng hoá trên biển có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải có hình thức thông báo cho các lực lượng quy định tại khoản 2 Điều này và tổ chức, cá nhân liên quan khác được biết và có phương án phòng tránh sự cố môi trường.
    4. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ven biển trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phát hiện, cảnh báo, thông báo kịp thời về tai biến thiên nhiên, sự cố môi trường trên biển và tổ chức ứng phó, khắc phục hậu quả.
    Và để thực hiện những chính sách trong việc bảo vệ môi trường ta phải thực hiện đồng thời: Giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi tr¬ường, phát triển khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp môi trường, xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo về môi trường năm1s rõ về tình trạng tài chính bảo vệ môi tr¬ường
    ca_voi_xanh_ti_hon
    ca_voi_xanh_ti_hon

    -----
    -----


    Tổng số bài gửi : 12
    Danh dự : 0
    Join date : 25/02/2008

    Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn Empty Re: Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn

    Bài gửi by ca_voi_xanh_ti_hon Mon Oct 20, 2008 6:46 pm

    III. TÁC ĐỘNG
    1. Tích cực:
    a) Tạo điều kiện để các ngành kinh tế biển phát tiển:
    Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản: năm 2003 xuất khẩu hải sản trên 2 tỷ USD; gấp 3,9 lần năm 1998.
    Kinh tế hàng hải: Việt Nam đã xây dựng được đội tàu biển gấp 2 lần số lượng tàu và 2,3 lần trọng tải so với 1997, bình quân tăng 6,4% về số lượng và 11% về trọng tải/năm. Qui mô cảng ngày càng tăng, cuối năm 1995 nước ta chỉ có hơn 70 cảng biển, thì đến bay đã xây dựng được hệ thống cảng biển gồm hơn 90 cảng lớn nhỏ vớ 25.617 m cầu bến, trải từ Nam chí Bắc; ngoài ra còn có trên 10 khu chuyển tải để tăng cườngkhả năng thông qua của hàng hóa và tạo điều kiện cho những tàu có trọng tải lớn ra vào cảng dễ dàng, an toàn.
    Công nghiệp tàu biển: Trình độ, năng lực đóng tàu, sửa chữa tàu so với trước đây đã có tiến bộ vượt bậc, hiện đại hóa.
    Nghề làm muối: đã sản xuất được bình quân 800 ngàn tấn đến 1,2 triệu tấn/năm. Một số đồng muối ở miền Trung nước ta được đánh giá là muối sạch, ngon của hế giới, có khả năng xuất khẩu với số luợng lớn muối công nghiệp và muối sạch cho tiêu dùng.
    Công nghiệp dầu khí: là ngành chủ lực của kinh tế biển. Năm 2003, đã khia thác 17,143 tỷ m3 khí, 17,6 triiệu tấn dầu thô; xuất khẩu dầu thô đạt 17,143 trệu tấn.
    Du lịch biển: hàng năm, vùng biển thu hút 73% số luợt hkách du lịch quốc tế, với tốx độ tăng trưởng bình quân khoảng 12,6%/năm. Năm 1997, số lượng khác hdu lịc hquốc tế đến vùng biển đạt 2,1 triệu người, năm 2000 đạt 3,29 triệu người, năm 2002 khỏang 5,3 triệu người. Đối với khách du lịch nội địa thu hút đến trên 50% số luợt. Năm 1997, toàn vùng đón 5,7 triệu lượt khách, năm 2000 khoảng 7,46 triệu lượt khách, năm 2002 đạt 10,8 triệu lượt khách và năm 2003 là 12,4 triệu lượt khách. Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế.
    b) Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài:
    Đến nguồn vốn: nguồn vốn dồi dồi dào từ sự đầu tư của nước ngoài và sự tập trung vốn để phát triển các ngành kinh tế quan trọng như dầu khí, giao thông vận tải, du lịch biển, hải sản và dịch vụ biển. Ngành khai thác dầu khí hầu như đều phải hợp tác với các doanh nghiệp khác như Nga, Nhật, Mỹ…
    Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc. Có tầm hiểu biết hơn về đại dương rộng lớn và vùng biển của nước chúng ta. Nhờ các kỹ thuật nghiên cứu và hợp tác với các nhà nghiên cứu nước ngoài để nghiên cứu về tiềm năng phát triển của vùng biển nước ta.
     Tìm được thị trường lớn hơn, có khả năng xuất khẩu tài nguyên đại dương, biển và ven biển. Xuất khẩu tôm qua châu Âu và châu Mỹ. Xuất khẩu cá, tài nguyên khoáng sản như dầu khí, muối… tăng khả năng tiêu thụ và nguồn lực cần thiết để phát tiển.
     Hợp tác với các nước bạn để cùnh nhau bảo vệ, giữ gìn môi trường biển và tài nguyên đại dương, biển và ven biển. thành lập các tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế.
     Giúp cải thiện mức sống. Cải tạo, nâng cấp quá trình khai thác và sản xuất đồng thời bảo vệ tài nguyên môi trường đại dương, biển và ven biển. Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu để quản lý được đại dương và biển dễ dàng hơn..
    Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu. Do quá trình toàn cầu hóa tác động nên nhà nước ta định hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
    2. Hạn chế:
    Sự phát triển của toàn cầu hóa đã và đang tác động đến môi trường. Sự phát triển và quá trình công nghiệp hóa ở các nước làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, các nguồn nước bị ô nhiễm… Môi trường suy thoái, sức chịu đựng của hệ thống sinh thái xuống cấp có thể dẫn đến sự thiếu hụt tài nguyên mang tính khu vực. Kết quả là sự thiếu hụt hoặc là sự tiêu hao dồn nén hoặc là sự tranh giành tài nguyên nói chung và tài nguyên biển nói riêng sẽ nảy sinh ra những xung đột quân sự và hình thành những thách thức đối với an ninh quốc gia.
    o Ô nhiễm đại dương, biển và ven biển do các ngành kinh tế biển gây ra:
    Đi đôi với sự phát triển kinh tế thì bên cạnh đó ô nhiễm kèm theo cũng ngày càng nặng nề hơn. Thực trạng ô nhiễm môi trường biển từ hoạt động của các tàu, bến cảng đang diễn ra khá phổ biến ở phía Nam và nhiều nơi trong nước. Với hàng chục nghìn lượt tàu thuyền ra vào cảng và phương tiện thủy nội địa hoạt động gia tăng trong khu vực, mỗi năm, chúng đã thải ra sông, biển hàng nghìn tấn chất thải sinh hoạt, nhiên liệu, cặn dầu, nước rửa tàu lẫn chất thải rắn, mạt kim loại, sơn và các chất tảy rửa trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, lượng rác do lực lượng bảo vệ môi trường trên biển thu gom đuợc trên thực tế không đáng kể.
    Bản thân các mỏ sa khoáng ven biển đã gây ra sự ô nhiễm phóng xạ với các mức độ khác nhau đối với môi trường chúng tồn tại. Hiện nay, nhiều mỏ đang được khai thác với quy mô lớn. Trong quá trình khai thác, quặng được đào bới thu gom, tuyển làm giàu. Cát thải, nước thải từ khai trường và từ xưởng tuyển phát tán ra môi trường xung quanh và chảy xuống biển. Bởi vậy, các vùng biển, đặc biệt là nước biển tại các vùng lân cận các mỏ sa khoáng titan, có thể bị ô nhiễm phóng xạ, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
    Bãi biển Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Bãi Cháy...hiện đang phải chịu nạn ô nhiễm môi trường do rác thải từ các hộ buôn bán hàng rong, khách du lịch và người dân thiếu ý thức xả rác bừa bãi trên bãi biển và do nước thải của các khu dân cư ven biển, các xí nghiệp sản xuất không qua xử lý, đổ thẳng ra bãi biển.
    Các khu công nghiệp mới ven biển như Khu kinh tế tổng hợp Vân Phong (Khánh Hoà) có liên doanh đóng và sửa chữa tàu biển qui mô lớn nhất Việt Nam, có thể sửa chữa tàu 100 nghìn tấn, cộng thêm là hoạt động trung chuyển dầu, không thể nói các nguồn chất thải được xử lý một cách triệt để.
    o Thải chất thải vào thủy vực:
    Vấn đề lớn nhất của toàn cầu hóa là dân số ngày càng tăng đi đôi với nó là lượng nước thải ra ngày càng nhiều hơn. Mà những nước thải này đổ trực tiếp ra biển hoặc đổ ra sông hồ rồi lại sẽ đổ ra biển. Gây ô nhiễm môi trường nước tác động đến đời sống sinh vật trong môi trường đại dương, biển và ven biển. Nhưng chịu hậu quả nặng nhất đối với lượng chất thải là vùng ven biển. Hầu hết nước thải sinh hoạt từ các thành phố ven biển thải trực tiếp ra biển không qua sử lý thông qua cửa sông hoặc thải trực tiếp ra biển qua các ống cống. Hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có dân cư đông đúc và nhiều các khu công nghiệp lớn này đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại Vùng Châu thổ Sông Mê Kông rồi đổ ra các cửa sông và từ các cửa sông lại đổ ra biển. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay cả bệnh viện (khoảng 7000 m3 mỗi ngày, và chỉ có 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải.

    o Vấn đề sử dụng các nguồn lợi ở vùng chồng lấn:
    Sẽ xuất hiện sự tranh chấp tài nguyên môi trường giữa các vùng chồng lấn. Như ở phía Bắc sẽ bị chồng lấn giữa vùng thềm lục địa của Trung Quốc, phía Nam thì tranh chấp với Thái Lan. Dạo gần đây Trung Quốc đã cho thấy bản đồ vùng đặc quyền kinh tế của họ chiếm gần hết vùng biển của nước ta. Và đảo Hoàng Sa họ tuyên bố là địa phân của họ. Còn đảo Trường Sa nằm trong sự tran chấp của 11 nước như Phillipin, Malaysia, Thái Lan… Những tranh chấp các vùng chồng lấn này dễ sinh ra xung đột quân sự và hình thành những thách thức trong an ninh quốc gia.
    Diệt chủng các sinh vật. Do cạnh tranh nguồn lợi, thị trường tăng cường đánh bắt làm cho số lượng cá sẽ giảm. Chiến lược của nước ta là tận dụng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên môi trường. Đây là sự sai lầm trog chính sách của nước ta. Ngư dân nước ta khi khai thác cá thì cá lớn nhỏ đều bắt. Vì những ngư dân họ còn hạn chế về sự hiểu biết và đời sống của người dân còn nhiều khó khăn.
    o Ô nhiễm đại dương do dầu mỏ:
    Gần đây nhất, từ tháng 12/2006 đến cuối tháng 4/2007 vùng biển Đông nước ta đã hứng chịu từ 21.620 – 51.500 tấn dầu trôi nổi gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển và các vùng duyên hải từ Bắc đến Nam.
    Khoảng 200 triệu tấn dầu được vận chuyển hàng năm qua các vùng biển ngoài khơi Việt Nam từ Trung Đông tới Nhật Bản và Triều Tiên. Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam đang tăng lên hàng năm
    Biển Đông đã trở thành một trong các địa điểm thăm dò và khai thác dầu khí nhộn nhịp nhất. Các vùng có các hoạt động dầu khí là vùng biển Việt Nam, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và Quần đảo Trường Sa. Các hoạt động thông thường kèm theo việc khai thác và vận chuyển dầu gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng do dầu. Ví dụ các tầu trở dầu làm thoát ra biển tới 0,7% tải trọng của chúng trong quá trình vận chuyển thông thường. Sóng biển và gió đều có chiều hướng đưa lượng dầu thoát ra tấp vào bờ biển Việt Nam.
    Các vụ rò rỉ và tràn dầu đã được cục môi trường thống kê bằng tài liệu kể từ năm 1989. Vụ nghiêm trọng nhất cho tới nay xảy ra hồi tháng 10 năm 1994. Tàu chở dầu của Singapore đã đâm vào cầu tầu ở cảng Cát Lái trên sông Sài Gòn làm tràn ra hơn 1,700 tấn dầu gasoil. Vùng bị ảnh hưởng bao gồm khu cảng và hơn 30,000 ha ruộng lúa, trại cá và trại vịt. Hơn 1,000 đơn khiếu nại được nông dân địa phương đệ trình. Kết quả là tàu chở dầu này bị giữ lại cảng. Cuối cùng, phía chủ tàu đã phải bồi thường thiệt hại về môi trường là 4,2 triệu USD, chưa kể đến sự giúp đỡ của Singapore cho thành phố Sài-Gòn để đào tạo cán bộ về môi trường.
    ca_voi_xanh_ti_hon
    ca_voi_xanh_ti_hon

    -----
    -----


    Tổng số bài gửi : 12
    Danh dự : 0
    Join date : 25/02/2008

    Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn Empty Re: Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn

    Bài gửi by ca_voi_xanh_ti_hon Mon Oct 20, 2008 6:47 pm

    c) Chính sách để hạn chế:
    Sử dụng và bảo vệ tài nguyên là chính sách quan trọng để phát triển bền vững.
    Sử dụng nhưng đồng thời phải bảo vệ và tiết kiệm nguồn tài nguyên hữu hạn và vô hạn.
    Phải bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên biển khỏi ô nhiễm môi trường do các nhành kinh tế biển và nguồn nước thải từ đất liền.
    Phải xây dựng và tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
    Phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc. Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc gắn với thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng lực lượng vũ trang, nòng cốt là hải quân, không quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân quân tự vệ biển mạnh, làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân và các thành phần kinh tế sản xuất và khai thác tài nguyên biển. Sớm xây dựng chính sách đặc biệt để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra đảo định cư lâu dài và làm ăn dài ngày trên biển, phát triển kinh tế kết hợp làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc.
    Về phát triển khoa học - công nghệ biển
    Xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ biển đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, phục vụ hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đẩy mạnh nghiên cứu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng khoa học - công nghệ, phục vụ công tác điều tra cơ bản, dự báo thiên tai và khai thác tài nguyên biển; nhanh chóng nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ cho nghiên cứu và khai thác tài nguyên biển, đáp ứng được yêu cầu giai đoạn phát triển mới của đất nước.
    Về xây dựng kết cấu hạ tầng biển
    Phát triển mạnh hệ thống cảng biển quốc gia, xây dựng đồng bộ một số cảng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng các cảng nước sâu ở cả ba miền của đất nước, tạo những của mở lớn vươn ra biển thông thương với thế giới. Tăng cường đầu tư chiều sâu, cải tiến đồng bộ và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, sớm khắc phục tình trạng lạc hậu về trình độ kỹ thuật - công nghệ các cảng; tăng nhanh năng lực bốc xếp hàng hoá, giảm thiểu tối đa chi phí, bảo đảm có sức cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế. Sớm hoàn chỉnh khai thác có hiệu quả hệ thống sân bay ven biển, xây dựng tuyến đường ven biển và đường cao tốc Bắc - Nam trên biển v.v…
    An ninh sinh thái là loại an ninh có tính tập thể, ảnh hưởng của nó sẽ không hạn chế trong 1 quốc gia trong khu vực mà nó còn lan rộng sang khu vực khác, thậm chí có tính tòan cầu. Vì thế, trước những thách thức mội trường và tài nguyên chỉ có thể là hợp tác quốc tế. Nếu dùng đối kháng thì không những chẳng giải quyết được gì mà ngược lại làm cho tình hình trở nên xấu hơn. Vấn đề môi trường nảy sinh trong một quốc gia những ảnh hưởng đến toàn cầu
    3. Về quan điểm chỉ đạo:
    Với những nhận định quan trọng trên, Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã có quan điểm chỉ đạo về định hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, thể hiện rõ trên các luận điểm sau:
    Một là, nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.
    Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường; kết hợp giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Ba là, khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, phát huy đầy đủ và có hiệu quả các nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

    Sponsored content


    Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn Empty Re: Tổng hợp của các bài thuyết trình môn của thầy Nguyễn TácAn

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: Sun Sep 29, 2024 4:26 am