Diễn đàn Hải Dương học

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Hải Dương học

Giương buồm ra biển lớn !


    Vietnam Innovation Day

    avatar
    kieuthuy

    ****-
    ****-


    Tổng số bài gửi : 9
    Danh dự : 0
    Join date : 09/11/2009

    Vietnam Innovation Day Empty Vietnam Innovation Day

    Bài gửi by kieuthuy Tue Jan 05, 2010 8:51 pm

    Ngày Sáng Tạo Việt Nam 2010
    “Biến đổi Khí hậu”

    Giới thiệu chương trình

    1. Tổng quan
    Ngày Sáng Tạo Việt Nam do Ngân hàng Thế giới khởi xướng nhằm tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo ở cấp cộng đồng để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển.
    Ngày Sáng Tạo Việt Nam đầu tiên được tổ chức vào năm 2003 và đã trở thành một sự kiện thường niên. Các chủ đề hàng năm được xây dựng dựa trên việc xem xét các yếu tố như mối quan tâm của công chúng, trọng tâm quốc gia và thứ tự ưu tiên trong chương trình nghị sự của Chính phủ. Các chủ đề đã thực hiện gồm chủ đề An toàn cho cuộc sống (2003), Phòng chống HIV/AIDS (2004), Hành động vì môi trường (2005), “Thanh niên và Trẻ em bị thiệt thòi” (2006), “An toàn Giao thông” (2007), “An toàn Thực phẩm” (2008) và “Tăng cường tính Minh bạch và trách nhiệm giải trình, giảm Tham nhũng” (2009).
    Từ khi thực hiện, Chương trình đã nhận được rất nhiều hồ sơ tham gia, sự quan tâm của các đối tác và các nhà tài trợ. Chương trình đã nhận được 1.327 hồ sơ đề xuất trên khắp Việt Nam qua 07 năm thực hiện với các chủ đề nêu trên. Các đề xuất này đã đem lại nguồn giải pháp địa phương sáng tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển và quá trình giảm đói nghèo. Hơn hai mươi nhà tài trợ đã kết hợp với Ngân hàng tài trợ cho chương trình. Mức đóng góp của các nhà tài trợ này chiếm tới 2/3 tổng giá trị giải thưởng. Cho đến nay, hơn 2 triệu đô đã được trao cho 201 dự án sáng tạo khác nhau. Chương trình cũng đã tạo dựng được quan hệ đối tác và tài trợ từ nhiều cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp.

    1. Ngày Sáng Tạo Việt Nam 2010 – Bối cảnh Việt Nam và lý do thực hiện
    Chủ đề Ngày Sáng tạo Việt Nam (VID) 2010 là “Biến đổi Khí hậu”. Chủ đề này được lựa chọn sau khi đã tham vấn ý kiến của các tổ chức phi chính phủ, các dự án đạt giải những năm trước và các nhà tài trợ thông qua các buổi họp không chính thức, các buổi họp giữa mạng lưới VID và các nhà tài trợ.
    Trong Điều 1 của Công ước Khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) định nghĩa “biến đổi khí hậu” (BĐKH) là “sự biến đổi của khí hậu do các hoạt động của con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra làm thay đổi cấu tạo của khí quyển toàn cầu và là một trong các nhân tố gây ra những biến động khí hậu tự nhiên trong các giai đoạn nhất định”.
    Theo báo cáo phát triển năm 2010 của Ngân hàng Thế giới, BĐKH dự tính sẽ tác động lớn nhất lên các nước đang phát triển. Những tác động này, gồm sự gia tăng về các đợt hạn hán, lũ lụt, bão và các đợt nóng – đặt ra những rủi ro lớn cho ngành nông nghiệp, thực phẩm và cung cấp nước, đe dọa và cản trở nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Muốn giải quyết thách thức lớn này cần phải kết hợp cả hai hành động đó là giảm thiểu tác động BĐKH – để tránh nhưng hậu quả ngoài tầm kiểm soát, và thích ứng với BĐKH – để xử lý các tác động không thể tránh khỏi trong khi vẫn phải tập trung vào khía cạnh xã hội của nó.
    Hiện trạng
    Ứng phó với BĐKH được coi là một thách thức chủ yếu đối với tiến trình phát triển của Việt Nam. Những tác động do BĐKH ở Việt Nam là rất nghiêm trọng và là mối đe dọa sát sườn đối với việc hoàn thành mục tiêu giảm nghèo cũng như các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Các lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng nhất với biến đổi khí hậu ở Việt Nam là thủy lợi, an ninh lương thực và nông nghiệp, các vấn đề y tế và các khu vực đồng bằng thấp và các vùng duyên hải .
    Để giải quyết những thách thức này, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia về BĐKH (CTMTQG) vào năm 2008. Mục tiêu chính của Chương trình là đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu lên các vấn đề, khu vực, địa phương khác nhau trong các giai đoạn khác nhau, và để thiết lập các kế hoạch hành động khả thi để đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu cả về ngắn và dài hạn.
    CTMTQG chia tác động ra làm ba loại gồm các tác động gây tăng mực nước biển, các thay đổi về lượng mưa và sự ấm lên của trái đất, và sự gia tăng các hiện tượng thời tiết bất lợi. CTMTQG cũng phác thảo một bản kế hoạch gồm ba giai đoạn để thực hiện từ năm 2009 đến sau năm 2015.
    Gần đây Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố các kịch bản BĐKH và Mực nước biển dâng tại Việt Nam, đặc biệt làm rõ 03 biến đổi chính về khí hậu đến năm 2100. Những bức tranh tương lai này dự kiến sẽ là cơ sở định hướng cho các bộ, cơ quan và chính quyền địa phương để thiết kế các kế hoạch ứng phó với những tác động có thể do biến đổi khí hậu.
    Ứng phó với Biến đổi khí hậu đề cấp đến hai mảng hoạt động: (1) giảm nhẹ tác động của BĐKH đề cập đến sự thay đổi công nghệ giúp giảm tiêu thụ năng lượng tự nhiên và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính cho mỗi đơn vị đầu ra sản phẩm. Dù một số chính sách về công nghệ, kinh tế và xã hội có thể sẽ giúp giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính xét về khía cạnh biến đổi khí hậu, việc giảm nhẹ ở đây có nghĩa là thực hiện các chính sách để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tăng cường cơ chế và hoạt động nhằm loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính khỏi không khí (sinks) ; và (2) thích ứng với BĐKH đề cập đến các ý tưởng và biện pháp để làm giảm rủi ro của tự nhiên và con người trước các hậu quả của BĐKH .
    Tính cấp thiết của hành động
    Vấn đề BĐKH đã thu hút nhiều sự quan tâm chú ý, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.
    Nhận thức và kiến thức về biến đổi khí hậu, nguyên nhân, các tác động có thể và các hành động để giảm nhẹ tác động của BĐKH cũng như các hành động thích ứng với BĐKH vẫn còn rất hạn chế. Mặc dù khái niệm BĐKH được nhắc đến ngày càng nhiều trên các kênh thông tin và trong các diễn đàn chính sách, làm thế nào để biến nó thành các hành động cụ thể vẫn còn là một ẩn số với hầu hết các bên liên quan.
    Việc ứng phó BĐKH liên quan đến rất nhiều khu vực và nhiều bên, đòi hỏi sự đồng thuận cao từ cấp lãnh đạo đến cấp thực hiện và sự tham gia của toàn xã hội. Lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là một thách thức lớn cho Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới.
    Ma trận biến đổi khí hậu cho thấy dù có nhiều hoạt động liên quan đến ứng phó với BĐKH, hầu hết các hoạt động này đều do các tổ chức nước ngoài như các tổ chức phi chính phủ, các nhà tài trợ đề xuất và xúc tiến. Vì vậy cần thúc đẩy vai trò làm chủ và lãnh đạo của các cơ quan trong nước để nội hóa chương trình Ứng phó BĐKH, đặc biệt là ở cấp cộng đồng, những người bị ảnh hưởng trực tiếp của BĐKH.
    Với mục đích hỗ trợ chính sách hiện hành của Chính phủ để ứng phó với BĐKH, Ngày Sáng tạo Việt Nam có thể góp phần biến chính sách thành các hành động cụ thể của cộng đồng, và tạo ra một bước ngoặt trong cách tư duy và thực hiện các hoạt động giải quyết vấn đề BĐKH ở Việt Nam cũng như nâng cao ý thức tự lực của người dân Việt Nam. VID 2010 cũng có thể thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách, lên kế hoạch và lập ngân sách ở cấp cộng đồng.
    Phù hợp với Chiến lược đối tác quốc gia
    Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam hiện đang thực hiện rất nhiều hoạt động và dự án đầu tư. Quy mô của những hoạt động này sẽ được mở rộng trong những năm tới. Sự phối hợp với các cơ quan Chính phủ, các nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ khác đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì hiện đang có rất nhiều nghiên cứu và dự án về BĐKH đang được thực hiện hoặc dự kiến thực hiện tại Việt Nam.
    Ngân hàng Thế giới đang thực hiện nhiều hoạt động đầu tư nhằm giúp Việt Nam ứng phó và thích nghi với BĐKH, ví dụ như các hoạt động giảm thiểu hiểm họa thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới cũng hỗ trợ các hoạt động đầu tư nhằm giảm ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu thông qua hỗ trợ phát triển năng lượng tái sinh, tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả và nâng cao quản lý rừng.
    Ứng phó với BĐKH là vấn đề xuyên suốt và quan trọng trong Chiến lược Đối tác Quốc gia giai đoạn 2007-2011 (Chương 2 – Tăng cường hội nhập xã hội và Chương 3 – Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường). Chiến lược có ghi rõ Nhóm Ngân hàng sẽ tập trung vào giảm ảnh hưởng tiêu cực của đột biến tự nhiên và xã hội, bao gồm các hiểm họa thiên nhiên, khí hậu và bệnh dịch. Bên cạnh đó, Nhóm Ngân hàng cũng tham gia những hoạt động nhằm giảm hiện tượng xuống cấp của môi trường để đảm bảo an sinh xã hội, bao gồm giảm ô nhiễm không khí và nguồn nước, thúc đẩy các họat động kinh doanh bền vững, sử dụng công nghệ và thiết bị tiết kiệm năng lượng, kết hợp mục tiêu bảo vệ môi trường vào việc lập kế hoạch, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch và có khả năng tái sinh.
    Quan hệ đối tác với Chính phủ
    Chương trình Ngày Sáng Tạo Việt Nam được xây dựng cũng nhằm tăng cường quan hệ đối tác giữa cộng đồng các nhà tài trợ và Chính phủ thông qua sự hợp tác chặt chẽ trong suốt quá trình thiết kế, tổ chức thi và diễn đàn trao đổi kiến thức, lựa chọn ứng viên và các hoạt động tiếp theo.
    Quan hệ đối tác cũng sẽ hỗ trợ điều phối giữa các nhà tài trợ và chính phủ thông qua sự tham gia của các nhà tài trợ và các cơ quan chính phủ cũng như các tổ chức đang làm việc trong cùng chủ đề của VID này.

    2. Thông tin và các giai đoạn thực hiện chính của VID 2010
    Ngày Sáng Tạo Việt Nam 2010 sẽ do Ngân hàng Thế giới và Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Biến đổi khí hậu, đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng tổ chức. Văn phòng CTMTQG là một cơ quan liên bộ chịu trách nhiệm thực hiện CTMTQG.
    Chương trình đã nhận được cam kết tài trợ từ các tổ chức như Đại sứ quán Hoàng gia Đan Mạch, DFID (Anh), Đại sứ quán Phần Lan, USAID.
    Các hợp phần chính của chương trình:
    • Cuộc thi sáng tạo – Là một cuộc thi công khai có Ban giám khảo chấm điểm, qua đó các tổ chức có những sáng kiến sang tạo nhất giúp giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH sẽ nhận được giải thưởng là những nguồn vốn ban đầu để thực hiện sáng kiến.
    • Trao đổi kiến thức - Là diễn đàn chia sẻ kiến thức và thảo luận mở về chủ đề "ứng phó với biến đổi khí hậu'' tại Việt Nam, nhằm tăng cường sự hiểu biết về khung pháp lý và chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các các hành động ứng phó cũng như khuyến khích sự vào cuộc của các thành phần khác, nhất là khu vực tư nhân và các bên liên quan ở cấp cơ sở vào việc thực hiện các ý tưởng giảm khí nhà kính và giảm mức độ tác động của BĐKH.
    Chủ đề của cuộc thi:

    Ngày sáng tạo VN 2010 kêu gọi các đề xuất về vấn đề ''Ứng phó với biến đổi khí hậu'' với những chủ đề phụ sau:

    1. Giảm thiểu tác động BĐKH: các biện pháp cải tiến giúp giảm khí nhà kính, gồm nhưng không giới hạn các lĩnh vực như năng lượng (năng lượng tái sinh và hiệu quả sử dụng năng lượng), giao thông, xây dựng, nông lâm nghiệp, quản lý rác thải, cơ chế phát triển sạch (CDM), v.v… Những chủ đề nhỏ này khuyến khích các ý tưởng sáng tạo về giảm năng lượng tiêu thụ và giảm lượng khí thải nhà kính khác như methan hay nitơ oxit ở cấp cơ sở, hình thành/thử nghiệm các hành động sáng tạo trong việc khuyến khích cộng đồng và các hộ dân sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh khác nhau.
    2. Thích ứng với BĐKH: các biện pháp cải tiến giúp giảm mức độ ảnh hưởng của BĐKH đối với các môi trường tự nhiên và con người, gồm các sáng kiến nhằm giảm nhẹ hậu quả cũng như đối phó với các thảm họa tự nhiên. Các hoạt động thích ứng với BĐKH có thể sẽ có sự tham gia của nhiều bên liên quan, đó là thủy lợi, nông – lâm – ngư nghiệp, công tác quản lý khu vực ven biển, đa dạng sinh học, y tế, giao thông và xây dựng, quản lý phòng ngừa thiên tai, v.v.
    Bộ Tài nguyên và Môi trường gần đây đã công bố các kịch bản về BĐKH tại Việt Nam trong tương lai. Kịch bản này mô tả theo từng vùng miền của cả nước về sự thay đổi lượng mưa, thay đổi nhiệt độ, độ tăng của nước biển, những thay đổi có thể xảy ra cùng với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Các đề xuất cho chủ đề thích ứng với BĐKH là: i) Giải thích và hiểu kịch bản quốc gia tại cấp địa phương, ii) hiểu và thử nghiệm các giải pháp thích ứng cho những mối đe dọa ở cấp địa phương mà chưa được đề cập trong các chương trình mang tính quốc gia.

    3. Các hoạt động khác: các biện pháp cải tiến để hỗ trợ cho cả hai việc giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH, ví dụ như lồng ghép vấn đề BĐKH vào công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu về vấn đề BĐKH, các biện pháp nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức về các chủ đề giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH, v..v.
    Những chủ đề phụ này được thiết kế với mục đích gợi ý cho các đề án. Các đề án không thuộc những chủ đề phụ này nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ chủ đề chính cũng sẽ được xem xét.
    Tiêu chuẩn lựa chọn
    A. Hồ sơ hợp lệ: Ngày sáng tạo VN tìm kiếm những đề án từ tất cả các tổ chức và cơ quan chính phủ Việt Nam đã đăng kí và có tư cách pháp nhân ở cấp địa phương, trừ các cơ quan và đơn vị sau:
    (1) Các cơ quan và đơn vị thành viên của cơ quan tổ chức và đồng tổ chức;
    (2) Các cơ quan, tổ chức và các đơn vị có liên quan tới các lực lượng quân đội và cảnh sát. Các tổ chức nước ngoài và quốc tế chỉ có thể nộp hồ sơ cùng với một tổ chức địa phương khác.

    B. Giá trị tài trợ một sáng kiến: tối đa là 270,000,000VND (hai trăm bảy mươi triệu đồng).

    C. Thời gian thực hiện: tối đa là một năm kể từ ngày trao giải.
    D. Phù hợp với chủ đề: Đề xuất đưa ra phải sát với chủ đề của cuộc thi với mục tiêu rõ ràng và đáp ứng được đòi hỏi của quá trình phát triển của địa phương nơi ý tưởng sẽ được thực thi.
    E. Ngôn ngữ: Tất cả các tài liệu viết bằng tiếng Việt.

    F. Số lượng đề án: Một tổ chức có thể đưa ra nhiều đề án hợp lệ. Trong trường hợp hai đề án giống nhau, ban tổ chức sẽ xem xét bản đề án nào nhận được trước.
    Phương pháp nộp đề án:
    Các đề án cần theo mẫu do Ban Tổ chức VID ban hành có trong trang web của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam ở địa chỉ http://www.worldbank.org.vn. Thông tin chi tiết về chương trình, những hướng dẫn cách nộp một đề án và bản cứng mẫu đăng ký có cung cấp tại bàn lễ tân của Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam ở tầng 8 hoặc ở Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam, Tòa nhà 63 đường Lý Thái Tổ, Hà Nội. Nếu cần có thể yêu cầu gửi mẫu qua thư, thư điện tử hoặc fax.
    Hạn cuối cùng ban tổ chức nhận đề án là 5g chiều ngày 22 tháng Ba, 2010 (với các tổ chức nằm ngoài Hà Nội, hạn nộp được tính theo ngày ghi trên dấu bưu điện) gửi về địa chỉ:
    Chương trình Ngày Sáng tạo Việt Nam
    Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
    63 đường Lý Thái Tổ, tầng 8, Hà Nội.

    Thông tin chi tiết xin liên hệ:
    Anh Nguyễn Hồng Ngân
    Tel: (04) 934-6600 (số lẻ 234); Fax: (04) 934-6597
    Email: nnguyen5@worldbank.org
    Tiêu chí Đánh gía:
    Các đề án sẽ được đánh giá theo các tiêu chí sau:

     Tính sáng tạo: Cách tiếp cận của dự án khác gì so với các dự án đang tồn tại khác? Tất cả các đề án được chọn để tài trợ phải kết hợp các phương pháp mới ưu việt hơn các phương thức hoạt đông hay dự án hiện tại.
     Khả năng nhân rộng: Ý tưởng có tiềm năng nhân rộng không? Nó có thể được áp dụng lại cho các địa phương khác không?

     Kết quả: Dự án sẽ mang lại những kết quả rõ ràng và có thể đo lường được, có tác động trực tiếp lên cộng đồng không? Dự án có xác định rõ ràng các đối tượng thụ hưởng tiềm năng và các bên liên quan trong quá trình thực hiện?

     Tính thực tế/ Năng lực Tổ chức: Dự án có kế hoạch thời gian thực hiện và ngân sách chi tiết khả thi không? Năng lực thực hiện dự án của tổ chức như thế nào? Nhóm dự án có khả năng thực hiện ý tưởng đề xuất, gồm khả năng huy động nguồn nhân lực, điều kiện làm việc và đóng góp tài chính (nếu có thể)?

     Tính bền vững: Dự án có khả năng phát triển sau khi hết nguồn vốn của chương trình không? Các đề án cần nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng và sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng.
    Quy trình cuộc thi:

    a) Mời nộp đề án: Cuộc thi sẽ được công bố tại một cuộc họp báo và sau đó là một loạt các hội thảo giới thiệu chương trình trên khắp Việt Nam.
    b) Sàng lọc đề án: Ban giám khảo gồm đại diện từ các cơ quan chính phủ và các nhà tài trợ. Tất cả đề án sẽ được sàng lọc và đánh giá dựa trên chỉ tiêu đánh giá nêu trên. Sẽ có hướng dẫn cho ban giám khảo.
    c) Cuộc thi chung kết và Diễn đàn Tri thức: Tất cả các đề án được chọn vào vòng trong sẽ phải thuyết trình trước ban giám khảo trong sự kiện Ngày Sáng tạo Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Mỗi đề án được vào vòng chung kết sẽ được cung cấp gian hàng nhỏ để minh họa và thuyết trình về dự án. Các hoạt động trao đổi tri thức sẽ được tổ chức sau ngày thi.

    d) Giám sát các dự án được cấp vốn: Nhóm VID WB và một nhóm gồm các chuyên gia phía chính phủ sẽ cùng lập kế hoạch giám sát và đánh giá. Lịch giám sát cũng như việc lập kế hoạch giám sát và đánh giá sẽ được xác định bởi chương trình thực hiện của các dự án được cấp vốn. Lịch trình của mỗi dự án cũng như loại hoạt động cần thực hiện và các bên liên quan sẽ giúp xác định lịch giám sát và lên kế hoạch cho các hoạt động giám sát và đánh giá.
    Mốc thời gian dự kiến
    Hoạt động Thời gian
    Xây dựng chương trình tổng quát/ thuyết trình với các bên liên quan nội bộ Đến cuối tháng 11/2009
    Xây dựng các hoạt động truyền thông Đến cuối tháng 12/2009
    Công bố chương trình VID (họp báo, hội thảo …) 5-19/12/2009
    Giai đoạn viết và nộp đề án VID Đến 22/3/2010
    Sơ tuyển các đề án qua vòng sơ khảo 22/3 – 2/4/2009
    Công bố danh sách các đề án vào vòng chung khảo 5/4/2009
    Sự kiện VID – chọn các dự án để trao giải và tổ chức Diễn đàn tri thức 27-28/4/2010
    Gây quỹ và dự trù ngân sách
    Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thường đảm nhiệm các chi phí về mặt hành chính của Chương trình (khoảng 100.000 đô-la Mỹ). Chương trình Hội chợ phát triển của Ngân hàng Thế giới thường tài trợ khoảng 100,000 đô-la Mỹ cho các giải thưởng.
    Tính đến nay Chương trình Ngày Sáng Tạo Việt Nam 2010 đã nhận được cam kết tài trợ từ 4 nhà tài trợ. Tên và số tiền cam kết tài trợ cụ thể như sau:
    Nhà tài trợ Số tiền tài trợ cho các giải thưởng (đô-la Mỹ)
    Đan Mạch 150.000
    Phần Lan 30.000
    USAID 30.000
    DFID 150.000
    Tổng 460.000
    Các nhà tài trợ khác như khối doanh nghiệp tư nhân tuy chưa cam kết cụ thể nhưng cũng đã thể hiện sự quan tâm đến việc hỗ trợ Chương trình năm nay. Lần kêu gọi tài trợ tiếp theo sẽ được thực hiện trước hạn cuối nộp đề án dự thi.
    Các nhà tài trợ có thể lựa chọn một trong hai cách đóng góp cho Chương trình: (1) nhà tài trợ chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của Ngân hàng Thế giới sau khi các thỏa thuận hỗ trợ được ký giữa Ngân hàng Thế giới và đại diện các đề án được giải; (2) nhà tài trợ ký thỏa thuận hỗ trợ và chuyển tiền trực tiếp cho các đề án được giải. Cả hai cách trên đều phải được thực hiện sau khi đã tiến hành các bước sơ tuyển và lựa chọn đề án mô tả ở mục trên. Các nhà tài trợ có thể đóng góp bằng hiện vật giúp giảm các chi phí của cuộc thi hoặc chi phí tổ chức diễn đàn tri thức.
    Trong vài tháng tới, Chương trình sẽ tiếp tục kêu gọi đóng góp từ các nhà tài trợ song phương hoặc đa phương tiềm năng khác cũng như các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân.
    Cán bộ phụ trách:
    Nguyễn Hồng Ngân – Cán bộ Truyền thông
    Đoàn Thị Thu Hằng – Trợ lý chương trình VID
    Tel: (04) 934-6600 (số lẻ 335); Fax: (04) 934-6597
    Email: nnguyen5@worldbank.org


    Với sự hỗ trợ của giúp:
    Douglas J. Graham – Điều phối viên Lĩnh vực Môi trường
    Trần Thị Thanh Phương – Chuyên gia Môi trường Cao cấp
    Nguyễn Thị Kim Ngân – Quỹ Giảm nhẹ và Phục hồi sau thiên tai Toàn cầu

      Hôm nay: Sun Sep 29, 2024 6:23 am