Diễn đàn Hải Dương học

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Hải Dương học

Giương buồm ra biển lớn !


    Một số khái niệm và định nghĩa trong thủy triều

    codaipm12
    codaipm12

    ****-
    ****-


    Tổng số bài gửi : 278
    Danh dự : 1
    Join date : 15/01/2008
    Age : 38
    Đến từ : 05HD

    Một số khái niệm và định nghĩa trong thủy triều Empty Một số khái niệm và định nghĩa trong thủy triều

    Bài gửi by codaipm12 Mon Jan 21, 2008 6:17 pm

    1. Khái niệm về các loại sóng
    Triều trong đại dương chịu ảnh hưởng của các loại sóng khác nhau như: sóng mao dẫn, sóng gió, sóng lừng, sóng trọng lực, sóng dài (hay sóng chu kỳ dài), sóng triều.
    - sóng mao dẫn (capillary waves): chính là lực sức căng mặt ngoài tác động vào hạt nước đang chuyển động, lực này có tác dụng kéo hạt nước trở về trạng thái cân bằng, với chu kỳ rất ngắn khoảng 0.1s.
    - sóng gió (wind waves): sóng này chuyển động chủ yếu dựa vào năng lượng gió, di chuyển liên tục trên bề mặt nước.
    - Sóng lừng (swell waves): sóng này di chuyển không còn chịu ảnh hưởng của gió. chúng di chuyển theo mọi hướngthường do bị khúc xạ ( khúc xạ là giảm độ sâu và tăng ma sát đáy) và đi theo từng đợt sóng với các biên độ khác nhau, với các sóng chu kỳ ngắn sẽ tắt dần khi di chuyển vào bờ. Lúc đó, chỉ còn lại các sóng có chu kỳ dài.
    Hai sóng này chuyển động với chu kỳ 0.1s - 25s.
    - Sóng trọng lực (infragravity waves): chính trọng lực tác dụng vào hạt nước, kéo hạt nước xuống để hạt đạt trạng thái cân bằng với sức căng bề mặt và các lực lôi hạt nước chuyển động. chu kỳ 25s - 5min.
    - Sóng dài (long period waves): sóng chu kỳ dài và bước sóng dài với chu kỳ khoảng 25min - 12h.
    - Sóng triều (tides waves): sóng có do các dao động mực nước triều có thể là nhật triều (chu kỳ 12h25') hay bán nhật triều (24h50').
    Các loại sóng khác:
    - Sóng nội (internal waves): sóng này hình thành giữa hai lớp chất lỏng có mật độ khác nhau, và do sự xáo trộn giữa 2 lớp nước này.
    - Sóng địa hình (topographic wave): đây là sóng có chu kỳ dài, hình thành do địa hình đáy biển
    2. Các khái niệm khác:
    - Đường đẳng triều: đường nối các biên độ triều khác nhau tại cùng một thời gian.
    - Đường đẳng biên độ triều: đường nối tất cả các điểm có cùng biên độ.
    - Hoa triều: tập hợp các đường đẳng triều trong một chu trình triều.
    - Nhân của hoa triều hay điểm vô triều: là điểm tại đó biên độ triều rất bé hoặc không có triều.
    Hoa triều được hình thành dựa vào sóng Kelvin, các sóng này càng gần bờ thì biên độ càng lớn và các vùng càng rộng thì biên độ triều càng cao.

      Hôm nay: Sun Sep 29, 2024 6:18 am